Hard mewing và Soft mewing là gì? Cách tập chuẩn, an toàn
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Hard mewing và Soft mewing là gì? Cách tập chuẩn, an toàn

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 16 tháng 06 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Mewing là bài tập có khả năng thay đổi cấu trúc xương mặt, đường viền hàm dưới bằng cách đặt lưỡi đúng vị trí trên của vòm miệng. Do đó, rất nhiều người áp dụng phương pháp này để gương mặt trông đẹp hơn mà không cần phẫu thuật. Hiện nay có hai dạng là Soft Mewing và Hard Mewing. Cùng Nha khoa DAISY tham khảo về phương pháp tập luyện này trong bài viết dưới đây nhé!

Soft Mewing là gì?

Vài năm trở lại đây, thuật ngữ Mewing xuất hiện trên nhiều cộng đồng làm đẹp và trở thành xu hướng khi được nhiều người hưởng ứng. Vậy nên, đây được xem là một cách tự làm đẹp tại nhà. Thực tế, chưa có những nghiên cứu khoa học nào minh chứng cho sự an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Thế nhưng với những trường hợp đã thành công thì đến nay, Mewing vẫn được khuyến khích để cải thiện vẻ đẹp cho những người có thói quen răng miệng xấu.

Về cơ bản, Mewing là bài tập về cách đặt lưỡi đúng trên vòm miệng. Đây cũng được xem là một phương pháp đại diện cho Orthotropics – trường phái bao gồm các bài tập rèn luyện nhằm điều chỉnh tư thế miệng và khuôn mặt. Lưỡi cũng được biết là một trong những khối cơ khỏe nhất. Vì vậy chỉ cần tác động một lực nhỏ và vừa đủ trong một thời gian dài cũng có thể làm thay đổi xương hàm. Từ đó giúp khuôn mặt của bạn cũng thay đổi theo.

Để thực hiện bài tập Soft Mewing, lưỡi của bạn cần được đặt đúng vị trí vân khẩu cái trong miệng. Vân khẩu cái là vách ngăn giữa khoang miệng và mũi. Khi lưỡi được đặt đúng, lượng nước bọt sẽ tạo nên một áp lực âm và đẩy lưỡi lên trên vòm miệng. Nếu duy trì được thói quen này trong thời gian dài, bạn có thể tự đặt lưỡi đúng vị trí trong vô thức. Tuy nhiên, Soft Mewing chỉ là những bài tập đặt lưỡi đúng tư thế khá nhẹ nhàng nên cần thời gian dài để phát huy tác dụng.

Mewing là phương pháp đặt lưỡi đúng vị trí để cải thiện cấu trúc khuôn mặt
Mewing là phương pháp đặt lưỡi đúng vị trí để cải thiện cấu trúc khuôn mặt

Hard Mewing là gì?

Tương tự như Soft Mewing, Hard Mewing cũng bao gồm các bài tập về tư thế lưỡi. Các động tác không quá khác biệt với bài tập trên, nhưng phương pháp này mạnh hơn về cường độ lực của lưỡi. Nhìn chung, nếu Soft Mewing tác dụng lực nhẹ liên tục và nhờ yếu tố sinh lý thì Hard Mewing tác động lực nén lớn lên hàm khi nuốt nước bọt. Đây được xem là hình thức nâng cao hơn của các bài tập thông thường vì chủ động dùng nhiều lực lên hàm.

Mewing cứng có thể rút ngắn thời gian điều chỉnh cấu trúc khuôn mặt. Mặt khác, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng Mewing cứng có tác dụng nhanh và tốt hơn. Ngược lại, một số người còn gặp phải các vấn đề về sức khỏe khi áp dụng phương pháp này.

Lưỡi nên được đặt đúng vị trí và tác dụng lực nén lớn để cho kết quả nhanh hơn
Lưỡi nên được đặt đúng vị trí và tác dụng lực nén lớn để cho kết quả nhanh hơn

Các trường hợp có thể áp dụng Hard Mewing

Tuy Mewing cứng cần lực mạnh và chủ động hơn. Nhưng về cơ bản, đây là bài tập đặt lưỡi đúng vị trí với các thao tác không quá khó. Do vậy, phương pháp này có thể dành cho nhiều đối tượng với các độ tuổi khác nhau như:

  • Trẻ em: Thói quen đặt tư thế lưỡi có thể được hình thành từ lúc bé còn bú sữa mẹ. Phụ huynh có thể quan sát trạng thái của bé. Nếu lưỡi được đặt đúng vị trí thì khuôn mặt bé trông hài hòa, không có gì bất thường. Tuy nhiên, khi trẻ đặt lưỡi sai, thậm chí có tật thở miệng, đẩy lưỡi hay nuốt lệch thì khuôn mặt trông không được đẹp. Khi đó, bố mẹ cần có biện pháp xử lý để thay đổi thói quen xấu đó ngay.
  • Người lớn: Với người ở tuổi trưởng thành, sự thay đổi về cấu trúc xương mặt sẽ diễn ra chậm nếu bạn áp dụng phương pháp Soft Mewing. Trong khi đó, với tác dụng lực mạnh, các bài tập đẩy lưỡi Hard Mewing sẽ mang đến hiệu quả trong thời gian ngắn hơn. Lúc này, mắt của bạn trở nên sâu hơn, cơ mút được thu lại và gò má thêm phần sắc nét.

Người lớn có thể tập Hard Mewing để đẩy nhanh tiến độ
Người lớn có thể tập Hard Mewing để đẩy nhanh tiến độ

Ngoài ra, một số trường hợp sau đây nên tập Mewing cứng để cải thiện đường nét trên khuôn mặt của mình:

  • Người bị hô vẩu, hô hàm hoặc có khớp cắn sâu.
  • Những ai gặp phải trường hợp hàm dưới bị thụt vào trong.
  • Người có tật hay thói quen đẩy lưỡi và thở bằng miệng.
  • Các trường hợp bị móm hàm trên thì cũng có thể tập mewing để cải thiện.

Hard Mewing có thực sự hiệu quả không?

Đối với những ai yêu cầu kết quả chỉ sau thời gian ngắn thì Mewing không phải là phương pháp phù hợp. Bởi vì, bạn cần sự kiên nhẫn để duy trì thói quen, từ đó mới thấy được hiệu quả. Dù cho luyện tập với cường độ cao thì sự duy trì đều đặn vẫn rất quan trọng. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người chọn tập Mewing cứng vì không thể kiên nhẫn thêm.

Sự khác biệt của cấu trúc xương hàm khi tập Mewing
Sự khác biệt của cấu trúc xương hàm khi tập Mewing

Sự phát triển và những thay đổi về khuôn mặt phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Đối với người trưởng thành, thì điều này còn khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Do vậy, bạn có thể tập Soft Mewing để làm quen trong giai đoạn đầu, sau đó chuyển qua tập Hard Mewing để rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, người tập vẫn cần độ kiên nhẫn cao. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm việc chăm sóc sức khỏe để tăng hiệu quả. Một số điều cần chú ý trong quá trình tập Mewing là:

  • Chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Nên thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng.
  • Kết hợp với tập thể dục thể thao.
  • Không sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng.
  • Đặt đúng tư thế lưỡi.

Tác dụng phụ của Hard Mewing

Hard Mewing là phương pháp tập đặt lưỡi đúng vị trí và không xâm lấn vào răng hàm. Trong quá trình tập luyện, lưỡi bị đặt sai tư thế có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, nếu tập quá thời gian quy định thì bạn cũng có thể gặp một vài vấn đề phản ứng ngược. Một số tác dụng phụ có thể được kể đến như:

  • Đau hàm: Ngoài tư thế lưỡi, điều quan trọng tiếp theo trong bài tập là vị trí của hai hàm răng. Tư thế đúng là đặt hàm sao cho các răng trên mặt nhai vừa khít với nhau. Người tập nên tránh việc nghiến răng vì điều đó sẽ vô tình đặt áp lực lên hàm răng, từ đó dẫn đến đau mỏi. Không chỉ vậy, việc nghiến răng trong một thời gian dài còn có khả năng gây mòn răng.
  • Thay đổi khuôn mặt: Nếu tập mewing sai cách, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ thay đổi cả khuôn mặt. Bởi thao tác vị trí đặt lưỡi không đúng sẽ gây áp lực lớn lên vòm họng, nhất là ở các bài tập Hard Mewing. Với những người chưa đủ 18 tuổi, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, tập mewing sai sẽ khiến xương hàm và thậm chí là cấu trúc sọ mặt thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
  • Bị thâm quầng mắt: Nếu tư thế đầu bị sai, khuôn mặt sẽ thay đổi, gương mặt ngày càng trở nên mệt mỏi, thậm chí xuất hiện thâm mắt. Để tránh tác dụng phụ, bạn nên duy trì tư thế đứng thẳng, xương hàm và khuôn mặt phải thẳng với ngực.
  • Tác hại khác: Tác dụng phụ khác của Hard Mewing như viêm họng, đau họng, đau đầu, sưng lưỡi, lệch mặt,…

Dùng lực quá mạnh hoặc nghiến răng có thể gây đau hàm
Dùng lực quá mạnh hoặc nghiến răng có thể gây đau hàm

Có nên tập Hard Mewing không?

Bản chất của Hard Mewing là tác dụng lực ép mạnh hơn bình thường lên lưỡi và vòm họng. Vậy nên, đây là một con dao hai lưỡi, nếu tập đúng thì hiệu quả sẽ rõ rệt, nhanh chóng hơn. Ngược lại một khi sai tư thế, bạn có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Vậy có nên tập Hard Mewing không? Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, phương pháp này vẫn mang đến hiệu quả và an toàn nếu làm đúng tư thế.

Vì thế để các thao tác đều đúng, bạn nên tìm hiểu kỹ để nắm vững các kiến thức cơ bản về Hard Mewing. Người tập nên tham khảo hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia trước khi bắt đầu tập tại nhà. Tuyệt đối không tự tập luyện nếu chưa nắm rõ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Sự khác nhau giữa tư thế lưỡi sai và đúng
Sự khác nhau giữa tư thế lưỡi sai và đúng

Tần suất đặt lưỡi trên vòm miệng quan trọng hơn so với cường độ lực tác động lên. Điều đó có nghĩa là sự kiên trì sẽ hiệu quả hơn dùng lực mạnh. Vậy nên nếu bạn là người mới bắt đầu theo bài tập này cần để cơ thể quen với Soft Mewing trước.

Những lưu ý cần nhớ khi tập Hard Mewing

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng phương pháp Hard Mewing, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thời gian tập chỉ nên trong khoảng 30 phút: Phương pháp này tác dụng lực đẩy lên xương hàm. Do vậy, người tập không nên thực hiện quá lâu. Nhờ đó, người tập có thể tránh được những tác dụng phụ như đau mỏi hàm, đau đầu, sưng lưỡi,…
  • Trong 3 – 6 tháng đầu không nên Hard Mewing: Cơ thể cần được làm quen và thích ứng trong thời gian đầu. Vì vậy trong những tháng đầu tiên, bạn nên tập Soft Mewing nhẹ nhàng. Tuy có tác dụng khá chậm nhưng bài tập này sẽ luôn an toàn cho sức khỏe của bạn.

Bài tập Soft Mewing và Hard Mewing đều giúp cải thiện cấu trúc xương hàm. Trong đó, Hard Mewing là phương pháp tập có hiệu quả nhanh hơn và được nhiều người áp dụng. Nếu có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến răng hàm, bạn có thể liên hệ hotline của Nha khoa DAISY qua số 19009009. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Cấu tạo cổ họng
Cấu tạo cổ họng như thế nào? Những thông tin cần biết
 NGÀY ĐĂNG 28/09/2023
 21 XEM
Cấu tạo của lưỡi
Cấu tạo của lưỡi như thế nào? Những điều cần biết
 NGÀY ĐĂNG 08/09/2023
 215 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY