Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng tốt hơn?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng tốt hơn?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Khánh Vân vào ngày 21 tháng 06 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Muối là chất có tính kháng khuẩn nên được nhiều người dùng như dung dịch làm sạch răng miệng. Dù có công dụng khá rõ ràng thế nhưng vấn đề “súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng hiệu quả hơn?” thì vẫn là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu và làm rõ vấn đề này qua thông tin trong bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế DAISY nhé!

Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng tốt hơn?

Súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng tốt hơn? Dung dịch này rất lành tính, hoàn toàn không gây kích ứng với cơ thể. Vậy nên dù bạn súc miệng nước muối trước hay sau đánh răng thì tác dụng vẫn không đổi. Tùy vào thói quen và sự thuận tiện mà mỗi người có thể linh hoạt dùng nước muối làm sạch răng theo cách riêng của mình.

Để việc súc miệng có thể phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên chọn mua loại nước muối sinh lý 0.9%. Bởi đây là nồng độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho răng miệng. Bên cạnh đó, bạn cần nhổ bỏ cặn dung dịch sau khi súc miệng xong. Ngoài ra, việc này chỉ nên lặp lại từ 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mòn men răng.

Bạn có thể súc miệng trước hay sau khi đánh răng đều được
Bạn có thể súc miệng trước hay sau khi đánh răng đều được

Tại sao nên súc miệng bằng nước muối?

Trong tự nhiên, muối là khoáng chất có thành phần hóa học là Natri Clorua (NaCl). Đây là chất có đặc tính sát khuẩn, khử trùng tốt. Vậy nên sản phẩm nước muối sinh lý thường được dùng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, rửa vết thương. Không chỉ vậy, dung dịch đó được bán rộng rãi ở hầu hết nhà thuốc tây trên toàn quốc với giá khá rẻ. Nếu không thể mua, bạn cũng có thể tự hòa tan muối với nước ấm theo tỷ lệ nhất định để làm sạch răng miệng. Chi tiết công dụng có thể kể đến như sau:

  • Làm sạch toàn bộ khoang miệng, giúp tiêu diệt vi khuẩn, khử mùi hôi tốt.
  • Vệ sinh mảng bám trên răng. Nhờ vậy, răng trắng sáng, chắc khỏe hơn.
  • Nước muối có khả năng chống viêm nướu, chảy máu chân răng tốt.
  • Giúp người dùng phòng ngừa vi khuẩn Candida.
  • Dù súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng thì dung dịch này vẫn có khả năng sát khuẩn vòm họng, phòng ngừa, giúp chữa trị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Không chỉ vậy, nước muối còn có thể giảm đau, làm lành vết thương trong khoang miệng.

Nước muối có tính kháng khuẩn tốt
Nước muối có tính kháng khuẩn tốt

Hướng dẫn súc miệng bằng nước muối đúng chuẩn

Tuy rất lành tính và có tính kháng khuẩn cao. Dù việc súc miệng nước muối trước hay sau đánh răng không ảnh hưởng nhưng để nước muối phát huy tác dụng tốt nhất khi súc miệng, bạn nên thực hiện đúng cách. Trước khi dùng, bạn cần chuẩn bị 300ml nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 độ C cùng với 1 muỗng cà phê muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với baking soda để vừa ức chế vi khuẩn vừa giúp răng trắng sáng hơn.

Bạn nên hớp ngụm nước muối rồi giữ trong miệng khoảng 30 giây
Bạn nên hớp ngụm nước muối rồi giữ trong miệng khoảng 30 giây

Sau khi thu được dung dịch nước muối, bạn có thể thực hiện súc miệng như sau:

  • Bước 1: Cho muối vào nước đã chuẩn bị sẵn, khuấy cho tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Hớp một ngụm nước muối vừa đủ, giữ trong khoang miệng.
  • Bước 3: Ngậm rồi súc miệng sao cho nước muối có thể làm sạch mọi ngóc ngách trong miệng. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 30 giây.
  • Bước 4: Nhổ bỏ ngụm nước vừa súc miệng xong để loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn, một số vi khuẩn. Kế tiếp, bạn tiếp tục hớp ngụm nước thứ 2. Khi đó, bạn cần ngậm ngụm nước trong khoảng 1 phút để nước muối phát huy tác dụng làm sạch cho toàn bộ khoang miệng.
  • Bước 5: Nhổ bỏ ngụm nước thứ 2 rồi súc miệng lại bằng nước để làm sạch lượng muối còn sót lại.

Lưu ý cần biết trước khi súc miệng bằng nước muối

Nước muối không có khả năng gây kích ứng ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng cũng không ảnh hưởng đến kết quả. Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau đây để đảm bảo khả năng làm sạch và sức khỏe răng miệng được bảo vệ tối đa:

  • Không súc miệng quá lâu: Thời gian trung bình để nước muối có thể phát huy tác dụng khi bạn súc miệng là từ 30 – 60 giây. Nếu bạn thao tác nhanh hơn thì nước muối không kịp làm sạch toàn bộ khoang miệng. Không chỉ vậy, nếu bạn ngậm dung dịch quá lâu trong miệng, muối có thể gây mòn răng.
  • Không thực hiện nhiều lần trong ngày: Bạn chỉ nên súc miệng bằng nước muối khoảng 2 – 3 lần/ngày. Nếu thực hiện nhiều hơn số lượng đó trong khoảng thời gian dài, răng có thể bị ê buốt, cũng như nguy cơ bị sâu cao hơn bình thường.
  • Không nuốt nước muối: Bạn được nuốt nước muối sau khi súc miệng để tránh bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch.
  • Cần pha nước muối đúng tỷ lệ: Thông thường, người ta sẽ pha 1 lít nước với 0,9 gam muối. Bạn có thể tự điều chỉnh theo lượng nước tùy vào nhu cầu của mình. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ bị sai, nước muối không chỉ mất đi tác dụng làm sạch răng miệng mà còn có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nước muối dùng để súc miệng cần được pha đúng tỷ lệ
Nước muối dùng để súc miệng cần được pha đúng tỷ lệ

Những câu hỏi thường gặp

Súc miệng nước muối rồi có cần đánh răng không?

Thói quen súc miệng bằng nước muối chỉ có khả năng hỗ trợ loại bỏ vụn thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng. Phương pháp này hoàn toàn không có khả năng loại bỏ mảng bám và toàn bộ vi khuẩn trên bề mặt hoặc kẽ răng. Vì vậy bạn có thể súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều được. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đánh răng kỹ, đúng cách để bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn.

Có nên súc miệng bằng nước muối quá nóng?

Nhiều người cho rằng nước có nhiệt độ càng cao thì diệt khuẩn càng tốt. Thế nhưng, điều này hoàn toàn không đúng. Dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh trong khoảng thời gian dài có thể gây hỏng men răng, tạo cảm giác ê buốt. Vì thế, bạn chỉ nên dùng nước ấm (khoảng 40 độ C) để súc miệng.

Nước quá nóng sẽ làm giảm tác dụng của muối
Nước quá nóng sẽ làm giảm tác dụng của muối

Nhổ răng xong có nên súc miệng bằng nước muối không?

Muối có khả năng làm cho máu khó đông. Vậy nên sau khi vừa nhổ răng xong, bạn tuyệt đối không nên súc miệng bằng nước muối để tránh vết thương không thể cầm máu hoặc lâu lành hơn.

Nhìn chung, súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng đều không ảnh hưởng đến tác dụng làm sạch. Tuy nhiên, để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý những yếu tố liên quan như tỷ lệ, nhiệt độ nước, thời gian súc miệng,…. Nếu còn câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Nha khoa DAISY ngay qua Hotline 19009009 để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Cấu tạo cổ họng
Cấu tạo cổ họng như thế nào? Những thông tin cần biết
 NGÀY ĐĂNG 28/09/2023
 21 XEM
Cấu tạo của lưỡi
Cấu tạo của lưỡi như thế nào? Những điều cần biết
 NGÀY ĐĂNG 08/09/2023
 216 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY