Có thể bạn quan tâm:
Khớp cắn chính là chỉ sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Điều này bao gồm cả sự tương xứng của xương hàm và răng. Như vậy, khớp cắn chuẩn là khi sự tương quan này ở mức hài hòa và hàm răng khít lại. Khuôn mặt cũng vì thế mà trở nên cân đối, răng miệng không gặp phải các tình trạng hô hoặc móm. Các răng đều đặn, không lệch lạc, hàm trên bao phủ hàm dưới ở mức vừa phải. Với khớp cắn này, không chỉ khả năng ăn nhai của mỗi người được bảo đảm mà tính thẩm mỹ của khuôn mặt cũng được nâng cao.
Xem thêm: Cung răng và cách đọc vị trí răng trên cung hàm
Có được khớp cắn chuẩn là điều ai cũng mong muốn. Vậy có những tiêu chí nào để xác định điều này? Dưới đây sẽ là 4 yếu tố giúp chúng ta kiểm tra được khớp cắn của mình xem có đạt chuẩn hay không.
Khớp cắn chuẩn thường có một tỷ lệ rất hợp lý. Nhờ đó, chúng tạo nên sự hài hòa giữa các bộ phận trên khuôn mặt như: mắt, mũi, miệng và trán,… Khoảng cách giữa những phần này sẽ cân xứng và khiến tổng thể trở nên ưa nhìn hơn dù ở góc độ nào.
Với việc có được khớp cắn chuẩn, hai hàm răng sẽ khít vào nhau. Chính nhờ điều này mà lực ăn nhai tốt hơn hẳn cả về độ bền và độ khỏe. Khi đó, trên hàm răng sẽ có các biểu hiện sau:
Cần lưu ý rằng những tỷ lệ tiếp xúc của răng cửa và răng hàm là chuẩn xác. Một người phải đạt được cả hai tỷ lệ này mới được coi là có khớp cắn chuẩn.
Trục đối xứng trên khuôn mặt chính là một đường thẳng dọc theo sống mũi. Trục này sẽ chia khuôn mặt thành hai phần. Nếu một người có khớp cắn chuẩn thì đường này sẽ thẳng và chia đều phần trán, mũi, miệng, cằm thành hai bên bằng nhau. Ngoài ra, đường thẳng này còn phải trùng với đường kẽ giữa hai răng cửa của cả hàm trên và hàm dưới. Đây là sự đối xứng vô cùng hợp lý và khiến khuôn mặt cực kỳ hài hòa.
Một gương mặt đạt tỉ lệ vàng là khi chúng được chia làm 3 phần cân xứng:
Khớp cắn chuẩn mang đến rất nhiều lợi ích cho người sở hữu:
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, sai lệch khớp cắn được chia làm các dạng sau đây:
Khớp cắn sâu là tình trạng mất cân đối giữa hai hàm trên và dưới khi mà hàm trên che khuất hoàn toàn hàm dưới. Răng ở hai hàm trên và dưới có thể tiếp xúc hoặc không. Khi nhìn nghiêng, phần hàm dưới sẽ bị khuất đi nhiều. Tương quan giữa phần mũi, trán, cằm sẽ giống như người bị vẩu.
Là một trong những dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Khi phần hàm trên và dưới không chạm vào nhau tạo thành một khoảng hở có thể nhìn thấy lưỡi. Tình trạng khớp cắn hở này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc cắn, nhai thức ăn và phát âm không được chuẩn.
Khớp cắn ngược (móm) là tình trạng mà răng hàm dưới phát triển quá mức, chìa ra trước còn hàm trên lại bị cụp vào trong gây mất cân đối khuôn mặt. Khi nhìn nghiêng, bạn sẽ thấy phần môi dưới chìa hẳn ra ngoài tạo hình mặt lười cày khá mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, tình trạng này còn khiến việc phát âm không được chuẩn, ăn nhai khó khăn hơn.
Rất khó để nhận ra tình trạng khớp cắn chéo trên khuôn mặt ngoại trừ khi cười. Đây là trình trạng răng lệch lạc, có cái thò ra, có cái thụt vào không theo một trật tự nhất định nào cả.
Khớp cắn đối đầu (đối đỉnh) là tình trạng hai hàm răng có chạm hoặc không chạm vào nhau. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn, tuy nhiên khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy người bị khớp cắn đối đầu sẽ có môi hàm trên hơi thụt vào trong.
Dù có khớp cắn chuẩn là rất tốt và đem đến nhiều lợi ích thiết thực nhưng không phải ai cũng có được điều này. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cách để khắc phục các nhược điểm của hàm răng và có được khớp cắn như mong muốn. Cụ thể:
Niềng răng là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng lệch khớp cắn. Khi áp dụng kỹ thuật này, mỗi người sẽ phải đeo các khí cụ như: dây chun, mắc cài, khay niềng,… trong một thời gian dài. Với sự hỗ trợ và điều chỉnh của bác sĩ, các răng và hàm sẽ được nắn lại cho về đúng vị trí. Nhờ đó, răng sẽ đều đẹp và khuôn mặt cũng trở nên cân đối hơn.
Hiện nay, có hai phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Mỗi hình thức này đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc quyết định chọn cách niềng nào là tùy thuộc vào mong muốn, tình trạng răng miệng của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ. Niềng răng có thể khắc phục được hầu hết các hiện tượng như: hô, móm, răng lệch lạc, chen chúc,… nên được rất nhiều người lựa chọn.
Bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một cách để chúng ta có được khớp cắn hoàn hảo. Ngoài ra, chúng còn giúp mọi người có được hàm răng trắng sáng và tự tin hơn với nụ cười của mình. Khi thực hiện bọc răng sứ, khách hàng sẽ được mài nhỏ răng thật để làm trụ. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên sao cho sát khít với răng thật. Nhờ đó, răng không chỉ đều hơn mà khả năng ăn nhai cũng được bảo đảm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp khớp cắn bị sai lệch nhẹ.
Khớp cắn có thể bị sai lệch do xương. Nếu rơi vào trường hợp này, phẫu thuật hàm là phương pháp tốt nhất để giúp mọi người lấy lại khớp cắn chuẩn. Đây là một kỹ thuật điều trị vô cùng phức tạp. Chúng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao và công nghệ hiện đại.
Có được khớp cắn chuẩn là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần chọn những phòng nha uy tín để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị tình trạng lệch khớp cắn phù hợp. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết đến địa chỉ nào thì Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ là một gợi ý tuyệt vời.
Nơi đây không chỉ có các bác sĩ chuyên môn cao mà còn có hệ thống cơ sở vật chất cực kỳ hiện đại. Trang bị, máy móc nha khoa được nhập khẩu từ Châu Âu. Từ đó, Nha khoa Quốc tế DAISY đã giúp hàng trăm người có được khớp cắn chuẩn như mong muốn. Mô hình điều trị khép kín với 1 bác sĩ, 1 bệnh nhân và 1 phòng nha. Khách hàng sẽ không phải lo lắng về việc lây nhiễm chéo, đồng thời có được không gian riêng tư và thoải mái khi làm răng.
Trên đây là những thông tin cần biết về khớp cắn chuẩn cũng như cách khắc phục tình trạng lệch khớp cắn. Hy vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích trong vấn đề này. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy gọi ngay hotline 19009009 để được hỗ trợ nhé!