Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng của các con. Vậy nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược ở trẻ em là gì? Cách điều trị ra sao? Phòng tránh như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ giải đáp cụ thể cho bạn. Cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu về tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ em 1, 2 tuổi
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là tình trạng răng ở hai hàm của trẻ có sự bất đối xứng ngay từ khi mọc răng sữa. Theo đó, ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra tình trạng khớp cắn ngược của con qua các dấu hiệu sau:
Răng hàm dưới chìa ra nhiều hơn so với răng hàm trên.
Tương quan 2 hàm bất cân đối, hàm dưới có xu hướng phủ lên hàm trên.
Răng hàm ở 2 hàm tiếp xúc nhau nhưng lại không sát khít như bình thường.
Khoảng cách giữa nhóm răng cửa và răng nanh ở 2 hàm lớn.
Các bộ phận trên khuôn mặt như cằm, trán và mũi thiếu hài hòa. Khi nhìn nghiêng thấy cằm bị nhô ra bên ngoài và gương mặt có cảm giác bị gãy.
Hiện tượng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ không những khiến cho nụ cười của con kém duyên mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hệ hàm. Từ đó gián tiếp tác động đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Đây cũng chính là lý do mà chuyên gia khuyến cáo nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, ba mẹ cần đưa con em mình đến nha khoa để khắc phục kịp thời.
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là tình trạng hai hàm bất đối xứng
Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ em
Tương tự như ở người lớn, khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ do hai nguyên nhân chính gây ra là cấu tạo của xương hàm và răng. Cụ thể:
Do răng: Răng cửa hàm trên có xu hướng mọc lên trước so với răng cửa hàm dưới. Ngoài ra, những thói quen xấu như: Tật mút tay, cắn đồ vật cứng,… ở trẻ cũng là lý do làm cho gương mặt bị móm đi.
Do xương hàm: Khớp cắn ngược sẽ xảy ra nếu xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới phát triển quá nhanh tạo nên sự bất cân xứng giữa 2 hàm. Hơn nữa, trường hợp trẻ có dị tật khe hở vòm miệng cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
Để biết chính xác nguyên do con em mình bị khớp cắn ngược, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám cụ thể nhé!
Niềng răng khớp cắn ngược ở trẻ do răng gây ra
Trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược có nguy hiểm không?
Khi bị khớp cắn ngược, trẻ có thể gặp phải các vấn đề sau:
Mất thẩm mỹ nụ cười: Răng hàm dưới chìa ra hơn so với hàm trên. Càng lớn tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, làm gương mặt mất cân đối, hài hòa, mất thẩm mỹ. Trẻ sẽ cảm thấy tự ti trong giao tiếp hàng ngày.
Suy giảm chức năng ăn nhai: Răng ở 2 hàm có sự sai lệch nên quá trình ăn nhai bị cản trở. Thức ăn không được nghiền nhỏ, vô tình gây ra các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Từ đó tác động xấu đến sức khỏe toàn diện của trẻ.
Phát âm khó khăn: Phát âm khi bị khớp cắn ngược rất khó khăn. Lâu ngày, trẻ sẽ bị nói ngọng, chữ phát ra không tròn vành, rõ ràng.
Tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ tác động xấu đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể của con nói chung. Vì thế, đừng chần chừ trong việc đưa trẻ đến phòng khám chữa trị sớm.
Khớp cắn ngược làm gương mặt trẻ mất thẩm mỹ
Cách điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ cần được khắc phục từ sớm. Bởi lẽ, việc điều chỉnh khớp cắn sẽ trỏ nên khó khăn hơn nếu để lâu. Thông thường, khi trẻ bị khớp cắn ngược, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để giúp tương quan hai hàm cân đối hơn. Chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện chỉnh nha từ 7 – 18 tuổi. Vì đây là thời điểm vàng để giúp răng về đúng vị trí nhanh chóng.
Bằng việc sử dụng hệ thống khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun, khay niềng trong suốt,…), lực kéo sẽ được tạo ra đều đặn và liên tục. Nhờ vậy, răng dịch chuyển về đúng khớp cắn. Đặc biệt, phương pháp nha khoa này hoàn toàn không làm thay đổi cấu trúc răng cũng như xương hàm. Vật liệu niềng tương đối thân thiện, an toàn với khoang miệng. Do đó, ba mẹ không cần lo lắng tác dụng phụ mà niềng răng gây ra. Chỉ với liệu trình từ 12 – 24 tháng, trẻ đã có thể sở hữu nụ cười đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Hiện nay có nhiều loại mắc cài để ba mẹ lựa chọn cho con, gồm:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
Niềng răng mắc cài sứ.
Niềng răng mặt lưỡi.
Niềng răng với khay niềng trong suốt Invisalign.
Nên niềng răng từ sớm để cải thiện khớp cắn ngược ở trẻ
Cách giúp trẻ phòng tránh tình trạng khớp cắn ngược
Để hạn chế tối đa tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ, ba mẹ đừng bỏ qua các tips sau:
Chú ý thói xấu của trẻ trong cuốc sống hàng ngày như: Tật đẩy lưỡi, mút tay, cắn đồ vật cứng, nghiến răng khi ngủ,… và tìm cách khắc phục.
Ghi nhớ lịch thay răng và mọc răng của con. Trong trường hợp phát hiện răng sữa có xu hướng mọc lệch lạc, mọc ngang, mọc ngầm thì hãy đến nha khoa gần nhất để xử lý.
Trong trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược do di truyền, các bậc phụ huynh đừng quên áp dụng chỉnh nha để giúp con cải thiện từ sớm nhé.
Nha khoa DAISY – Địa chỉ chỉnh khớp cắn ngược cho bé an toàn và hiệu quả
Nếu ba mẹ cần tìm kiếm địa chỉ nha khoa chỉnh khớp cắn ngược cho bé an toàn và hiệu quả thì không nên bỏ qua Nha khoa DAISY. Là hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam, DAISY DENTAL luôn nỗ lực tận tụy thực hiện sứ mệnh “Kiến tạo nụ cười Việt”, nâng niu nụ cười cho những “mầm non” của đất nước. Tập trung đầu tư chỉnh chu hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ cho quá trình thăm khám – điều trị. Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha. Nha khoa DAISY đã giúp điều chỉnh hàng ngàn ca khớp cắn ngược cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.
Ngoài ra, tất cả nhân viên đều tận tâm, chu đáo để chăm sóc các bậc phụ huynh và con em mình đến trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám. Hơn thế nữa, mức giá niêm yết hợp lý và minh bạch. DAISY DENTAL có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn giúp ba mẹ xóa đi nỗi lo về tài chính.
Nha khoa DAISY – Địa chỉ chỉnh khớp cắn ngược an toàn và hiệu quả
Trên đây là tất cả các thông tin cụ thể về tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ. Hy vọng đã giúp ba mẹ có cái nhìn chính xác nhất về vấn đế này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Hotline 1900 9009. Nha khoa DAISY luôn sẵn sàng phục vụ bạnkhớp cắn ngược ở trẻ nhỏ!