Tình trạng răng sữa bị đen ở trẻ thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi răng bị tấn công bởi vi khuẩn sẽ khiến cho men răng bị yếu đi và làm thay đổi màu sắc. Lúc này, răng sẽ từ màu trắng sữa sang vàng đục và đen. Tình trạng này xảy ra bởi các nguyên do sau đây:
So với người lớn thì răng của trẻ sẽ yếu hơn rất nhiều, đặc biệt là phần men răng. Nó chỉ là một màng mỏng bao bọc bên ngoài. Vì thế, nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động, làm thay đổi hình dáng và màu sắc. Do đó, khi trẻ có men răng yếu thì răng càng dễ bị xỉn màu và chuyển sang màu đen.
Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng phần lớn trong giai đoạn người mẹ mang thai. Nếu mẹ có sử dụng thuốc có thành phần kháng sinh tetracycline trong lúc đó thì răng của trẻ khi rất dễ bị xỉn màu trong tương lai. Ngoài nguyên nhân trên thì khi trẻ dưới 10 tuổi sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline cũng có thể làm răng bị đen.
Nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Vì họ nghĩ rằng răng sữa sẽ rụng đi và thay răng mới. Tuy nhiên, khi vệ sinh kém sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập làm răng bị tổn thương và hình thành mảng bám. Từ đó càng dễ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý như sâu răng hoặc viêm chân răng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mọc răng của trẻ.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần bổ sung các vitamin và khoáng chất để răng phát triển tốt nhất. Trong đó, Canxi giúp quá trình tái khoáng răng diễn ra thuận lợi, vitamin D sẽ hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn, vitamin C có tác dụng hạn chế vi khuẩn phát triển và Fluor là chất ngăn ngừa sự hình thành mảng bám cũng như giúp răng chắc khỏe hơn. Việc thiếu các dưỡng chất kể trên sẽ làm cho răng sữa bị đen, chân răng yếu và tình trạng sún răng rất dễ xảy ra.
Trẻ con có sở thích ăn bánh kẹo ngọt, nước uống có gas hoặc các thức ăn chứa nhiều tinh bột,… Điều này rất có hại cho men răng. Bởi lúc đó lớp màng bảo vệ răng rất yếu. Khi ăn những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ tạo cơ hội hình thành mảng bám cho vi khuẩn phát triển. Sau đó, chúng sẽ phá hủy men răng dẫn đến việc răng sữa bị sâu, mất đi màu trắng sáng vốn có.
Răng sữa bị đen không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Khi tình trạng này tiếp diễn mà không được chữa trị sẽ dẫn đến việc men răng bị ăn mòn. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng và gây tổn hại. Mặt khác, khi răng sâu sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức, khó chịu và khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp để khắc phục hiệu quả. Cụ thể:
Các bậc cha mẹ nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho trẻ nhỏ. Bạn có thể hỗ trợ cho trẻ làm sạch răng bằng cách dùng nước muối sinh lý cùng với bông gạc và rơ lưỡi. Khi trẻ lớn hơn một chút, hãy tập trẻ biết cách đánh răng, đều đặn sáng tối 2 lần/ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy chú ý đến việc lựa chọn bàn chải và kem đánh răng. Với răng sữa còn yếu thì nên chọn những bàn chải mềm, có đầu tròn. Với kem đánh răng hãy chọn những loại có lượng fluor thấp để tránh làm mòn men răng. Bạn có thể mua kem đánh răng dành riêng cho trẻ em có mùi vị trái cây hoặc hương thơm để kích thích bé khi vệ sinh răng miệng.
Mặc dù biết trẻ con thích đồ ngọt, nhiều tinh bột nhưng bạn hãy hạn chế cho trẻ dùng những thức ăn đó thường xuyên. Bổ sung trong thực đơn hằng ngày những loại thức ăn giàu chất xơ, canxi, vitamin và giàu fluor nhằm tăng tính chắc khỏe cho răng. Ngoài ra, với những dưỡng chất được cung cấp đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho quá trình mọc răng diễn ra nhanh hơn và phát triển toàn diện. Điều này sẽ tránh được tình trạng răng sữa bị đen xảy ra ở trẻ.
Do men răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn nên bé rất dễ bị sâu răng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám theo định kỳ 6 tháng/lần, nhất là trẻ em từ 5 – 6 tuổi. Việc phát hiện kịp thời tình trạng răng sữa bị đen và chữa trị tại phòng khám sẽ giúp cho răng trẻ hạn chế được những sự cố không hay xảy ra. Riêng đối với những chiếc răng bị sâu hoặc không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ đi.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp được các bậc cha mẹ biết thêm thông tin về nguyên nhân gây ra răng sữa bị đen và cách khắc phục. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline 1900 9009. Nha khoa Quốc tế DAISY luôn sẵn sàng phục vụ bạn!