Thở bằng miệng có bị hô không? Cách khắc phục hiệu quả
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Thở bằng miệng có bị hô không? Cách khắc phục hiệu quả

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 22 tháng 08 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Thở bằng miệng được chuyên gia đánh giá là thói quen không tốt. Hành động này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có cả cấu trúc gương mặt. Vậy liệu thở bằng miệng có bị hô không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu về tình trạng răng hô

Thở bằng miệng có bị hô không là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Trước khi đi qua nội dung trả lời câu hỏi này, cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu về tình trạng răng hô bạn nhé!

Răng hô hay còn gọi là răng vẩu. Khi bị hô, vẩu thì răng hoặc cả cung hàm trên của người bệnh có xu hướng đưa ra ngoài. Từ đó tạo ra khoảng cách, sự chênh lệch với các răng hàm dưới. Đây là một trong những dạng sai lệch khớp cắn phổ biến trong nha khoa. Khi gặp phải tình trạng này, khả năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ của gương mặt sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Mức độ răng hô ở mỗi người là không giống nhau. Nhiều bạn bị hô nhẹ, tỷ lệ răng đưa ra ngoài không quá nhiều. Tuy nhiên, ở một số bạn bị hô nặng, sự sai lệch giữa hai hàm rất rõ ràng. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi nhìn chính diện, đặc biệt là khi nhìn qua góc nghiêng. Dựa vào đặc điểm của răng, cung hàm mà tình trạng răng vẩu được chia thành 3 dạng. Đó là:

  • Hô do răng.
  • Hô do cấu trúc xương hàm.
  • Hô do răng lẫn cấu trúc xương hàm.

Răng hô là tình trạng răng hàm trên đưa ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm dưới
Răng hô là tình trạng răng hàm trên đưa ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm dưới

Thở bằng miệng có bị hô không?

Có khá nhiều nguyên nhân chủ quan có thể khiến răng hàm trên đưa ra ngoài. Vậy trường hợp thở bằng miệng có bị hô răng không?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, cấu trúc gương mặt có sự khác nhau ở người thở bằng mũi và thở bằng miệng. Người thường xuyên thở bằng miệng thật sự có thể dẫn đến tình trạng răng bị hô. Bởi vì khi thở bằng miệng, lưỡi sẽ hạ xuống dưới để đường thở được mở rộng. Lúc này, áp lực ở lưỡi vô tình tác động đến cung hàm dưới ngày càng nhiều. Thói quen trên diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến răng hàm trên ở trạng thái nghỉ đưa ra ngoài. Xương hàm dưới thì lùi dần vào trong. Từ đó dẫn đến hiện tượng răng bị hô.

Thói quen thở bằng miệng ở nhiều trẻ nhỏ sẽ khiến con có nguy cơ cao gặp phải tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề này ở trẻ.

Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng răng bị hô
Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng răng bị hô

Những tác hại khi thở bằng miệng

Như vậy, thắc mắc thở bằng miệng có bị hô không đã được giải đáp. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt thì thói quen thở bằng miệng còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khác. Điển hình như:

  • Khi há miệng trong thời gian dài, nước bọt trong khoang miệng sẽ bốc hơi. Cả cổ họng và khoang miệng đều có thể bị khô, đau rát.
  • Khi khoang miệng bị khô, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng tích tụ, phát triển. Từ đó gây ra nhiều bệnh lý răng miệng ở mọi người như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Răng mọc lệch lạc, khớp cắn không đúng chuẩn. Thở bằng miệng sẽ khiến lưỡi đặt ở dưới thay vì thả lỏng ở trạng thái nghỉ như khi thở bằng mũi. Hiện tượng này sẽ khiến răng hàm trên có xu hướng đưa ra ngoài. Ngược lại, cung hàm dưới lại có xu hướng thu vào trong. Từ đó dẫn đến tình trạng khớp cắn sai lệch.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon cũng là tác hại của việc thở bằng miệng. Bởi vì khi thở bằng miệng, lượng carbon dioxide được đưa vào cơ thể nhiều hơn lượng oxy. Chính vì thế, người có thói quen này thường có xu hướng ngáy khi ngủ. Nhiều bạn chảy nước dãi khi ngủ, thiếu oxy mãn tính, nguy cơ ngưng thở khi ngủ cũng tăng lên.
  • Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về hô hấp như bị hen suyễn, suy giảm chức năng của phổi. Hệ lụy này gặp phải vì không khí vào đường miệng không được lọc bụi bẩn, vi khuẩn như khi đi qua mũi. Từ đó dẫn đến việc cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh lý liên quan.

Thói quen thở bằng miệng sẽ khiến khoang miệng, cổ họng bị đau, rát
Thói quen thở bằng miệng sẽ khiến khoang miệng, cổ họng bị đau, rát

Những cách hạn chế tình trạng thở bằng miệng hiệu quả

Bên cạnh thắc mắc thở bằng miệng có bị hô không thì mọi người cũng rất muốn biết cách khắc phục tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng một trong những cách sau để hạn chế hiện tượng trên:

  • Điều trị các bệnh liên quan đến đường thở như: Cảm cúm, dị ứng, ho khiến mũi bị nghẹt. Bạn có thể dùng thuốc steroid dạng xịt không kê đơn hoặc thuốc thông mũi, kháng histamin.
  • Chủ động tập thở bằng mũi liên tục trong ngày, biến hoạt động này trở thành thói quen.
  • Đổi tư thế ngủ bình thường sang nằm nghiêng, nhằm giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Bạn có thể kê gối cao khoảng 30 đến 60 độ để có cảm giác thoải mái nhất.
  • Dùng băng cằm đầu để ngăn việc miệng mở ra khiến hàm dưới bị thả lỏng.
  • Tiến hành cắt amidan để hạn chế tình trạng amidan bị sưng, dẫn đến việc thường xuyên thở bằng miệng.
  • Có thể tiến hành liệu pháp CPAP để hạn chế tình trạng này cũng như nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Đây là phương pháp áp suất không khí dương liên tục, bạn sẽ đeo mặt nạ ngủ vào ban đêm. Thiết bị này sẽ cung cấp không khí qua mũi và miệng khi ngủ. Từ đó hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn đường thở.

Điều trị các vấn đề về đường thở để việc hô hấp bằng mũi dễ dàng hơn
Điều trị các vấn đề về đường thở để việc hô hấp bằng mũi dễ dàng hơn

Như vậy, thắc mắc “Thở bằng miệng có bị hô không?” đã có câu trả lời. Hy vọng bài viết trên mang đến quý độc giả nhiều thông tin hữu ích. Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong việc duy trì sức khỏe của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ ngay đến Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được giải đáp bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nổi cục máu đen trong miệng
Nổi cục máu đen trong miệng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 95 XEM
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi là bệnh gì? Cách điều trị và lưu ý
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 56 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY