Răng khôn là răng mọc muộn nhất và nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm. Khi răng mọc lên thường bị thiếu chỗ dẫn đến lợi phủ một phần hoặc toàn bộ bề mặt răng. Lớp bọc này gây cản trở sự phát triển của răng cũng như tiềm ẩn các bệnh răng miệng. Bằng mắt thường có thể không nhìn thấy lợi trùm răng khôn. Về lâu dài, quá trình mọc răng khôn tạo ra một khoảng trống bên dưới lợi, nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây viêm nhiễm.
Ở người trưởng thành từ 18 – 25 tuổi thường sẽ mọc răng khôn. Có trường hợp răng khôn mọc trễ hơn. Trong thời gian răng mọc, bạn có thể tự kiểm tra thấy phần răng bị che lấp bởi lợi. Vùng này có thể bị sưng đỏ lên, thậm chí bị đau. Trong y khoa thường gọi là sưng mộng răng số 8. Răng khôn mọc thường bị lợi trùm là do các yếu tố sau:
Như đã biết, răng khôn là răng mọc muộn nhất và ở vị trí bên trong cùng của hàm. Lúc này, do xương quai hàm đã ổn định và không còn đủ chỗ cho răng khôn. Việc thiếu chỗ khiến cho răng khôn không thể mọc hoàn toàn lên khỏi bề mặt nướu mà chỉ mọc được một phần. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng khôn bị lợi trùm lên. Trong quá trình mọc răng, phần bị lợi trùm sẽ tạo ra một khoảng trống. Do không được vệ sinh kỹ nên vi khuẩn dễ trú ngụ và dẫn đến bị viêm, sưng đỏ.
Răng khôn mọc thường không đúng hướng. Nguyên nhân là do phần nướu răng lúc này đã vững chắc nên răng khôn khó mọc, dễ bị mọc lệch hoặc phải chen chúc với các răng khác. Răng mọc lên thường chỉ có một phần nhỏ, phần còn lại bị lợi trùm lên.
Cách nhận biết dấu hiệu viêm lợi trùm răng khôn không khó. Bằng mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy, thậm chí cảm nhận được. Các biểu hiện thường thấy bao gồm:
Đây là biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất. Khi mọc răng khôn, khoảng trống phần lợi răng thường bị thức ăn đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Sau một thời gian, vùng lợi này sẽ bị viêm gây nên tình trạng sưng đỏ. Cảm giác cộm và đau là khó tránh khỏi.
Triệu chứng này thường gặp ngay cả khi có hoặc không có tác động từ bên ngoài tới chân răng. Có nhiều trường hợp khi ấn vào còn bị chảy mủ. Đây là dấu hiệu khi bị viêm lợi trùm răng khôn mà người bệnh không muốn gặp nhất nhưng hay xảy ra. Nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.
Đây là biểu hiện nặng nhất khi bị viêm lợi trùm răng khôn. Thông thường, sốt và nổi hạch ở cổ đi kèm 2 triệu chứng còn lại thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên để lâu hoặc tự chữa trị sẽ khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: Lợi trùm răng khôn có tự hết không?
Răng khôn bị lợi trùm là bệnh thường xuyên xảy ra. Trong nhiều trường hợp có thể nhẹ và không gây nguy hiểm nhưng mọi người tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nếu bị viêm nặng và không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ dễ gây biến chứng. Đáng ngại nhất phải kể đến các biến chứng bao gồm:
Khi vùng lợi bị viêm nhiễm lâu ngày không được chữa trị sẽ hình thành các tụ mủ. Khi ấn vào sẽ thấy mủ chảy ra. Điều này cho thấy bệnh đã phát triển nặng. Không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu, vùng lợi bị viêm nặng còn gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị.
Khi mọc răng khôn, vùng nướu rất dễ bị viêm do vi khuẩn phát triển và khó được vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng là một biến chứng nặng và hay xảy ra khi bị viêm lợi trùm răng khôn. Tình trạng nhiễm trùng cần được nhanh chóng điều trị triệt để, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhất là có thể gây ra các bệnh về tim mạch.
Viêm lợi trùm răng khôn là hậu quả của sự tích tụ vi khuẩn trong thời gian dài. Chúng có mức độ sinh trưởng và lây lan rất nhanh trong khoang miệng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và điều trị nhanh chóng thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và phá hủy các răng xung quanh.
Không chỉ gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khi bị lợi trùm lên răng khôn cũng gây ra không ít phiền toái. Hậu quả trực tiếp nhất là nó khiến cho người bệnh không thoải mái khi ăn uống. Viêm lợi thường kéo theo bị hôi miệng gây cản trở tới giao tiếp hàng ngày, gây tâm lý tự ti.
Bên cạnh đó, các cơn đau nhức khó chịu kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể gián tiếp gây ra các bệnh đường tiêu hóa,…
Viêm lợi trùm răng khôn cần được chữa trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh để thiết lập hướng điều trị phù hợp.
Các giải pháp điều trị tại nhà được áp dụng trong trường hợp tình trạng viêm ở mức độ nhẹ. Hoặc đây chỉ là biện pháp hỗ trợ nhằm làm giảm sự phát triển của bệnh. Người bệnh có thể áp dụng theo các cách sau:
Dùng tăm bông y tế để chấm, lau vùng lợi răng bị chảy máu. Các trường hợp viêm lợi có mủ, dùng tăm bông y tế để làm sạch mủ sẽ loại bỏ bớt vi khuẩn. Bạn lấy tăm bông y tế sạch, đã được khử khuẩn rồi chấm nhẹ vào vùng lợi có mủ, thấm sạch. Cứ làm như vậy cho đến khi vùng lợi hết mủ. Thực hiện thường xuyên như vậy cho đến khi tình trạng giảm bớt.
Dùng nước muối vệ sinh răng miệng là cách đơn giản nhưng có hiệu quả cao. Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Lặp đi lặp lại nhiều lần để ngăn chặn vi khuẩn lây lan và gây hại thêm cho vùng lợi bị viêm.
Có nhiều trường hợp bị viêm lợi trùm răng khôn nặng hoặc tự chữa tại nhà không cho hiệu quả cao thì bệnh nhân nên liên hệ các cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp gồm:
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh là biện pháp cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn. Có 2 loại kháng sinh thường được kê cho bệnh nhân điều trị viêm lợi trùm răng khôn là Spiramicin và Metronidazol. Mỗi đợt điều trị bằng thuốc thường kéo dài từ 5 – 7 ngày. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Đây là một tiểu phẫu nhỏ trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn nên mọi người không cần quá lo lắng. Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác rạch một đường nhỏ, sau đó khâu lại bình thường. Quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn. Vết thương tự lành nhanh chóng và ít chảy máu. Sau khi thực hiện xong thì răng khôn sẽ mọc dễ dàng hơn.
Xem thêm: Giá cắt lợi trùm răng khôn
Đối với những răng khôn nằm quá sâu bên trong không có chức năng nhai, tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Đối với trường hợp răng bị mọc lệch, khó mọc, bị lợi trùm quá nhiều cũng nên được xử lý. Việc nhổ răng khôn cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa. Mọi người không nên tự ý nhổ vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu làm không đúng kỹ thuật.
Xem thêm: Chi phí nhổ răng khôn
Sau khi điều trị lợi trùm cần có thời gian chăm sóc phục hồi. Lúc này, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh cũng như ăn uống. Cần đảm bảo thực hiện tốt để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng viêm lợi có thể tái phát hoặc không được khắc phục.
Sau điều trị, bệnh nhân nên duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần sau ăn để loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng, ngăn chặn vi khuẩn. Trước và sau khi đánh răng cần lưu ý một số điểm như sau:
Chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và chăm sóc sau bệnh. Một chế độ ăn uống phù hợp gồm các loại thực phẩm nên và không nên ăn sau khi điều trị viêm lợi trùm cần được đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ:
Không nên ăn các loại thực phẩm trên đây trong và sau khi điều trị viêm lợi trùm răng khôn vì sẽ gây tích tụ mảng bám, vi khuẩn dễ phát triển gây bệnh.
Viêm lợi trùm là một bệnh răng miệng thường gặp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một số trường hợp có thể tự điều trị tại nhà nhưng cần chú ý và chăm sóc đặc biệt. Những trường hợp bệnh kéo dài hoặc biểu hiện nặng, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Vậy đâu là địa chỉ điều trị viêm lợi trùm răng khôn ở đâu tốt, uy tín nhất?
Hiện nay, Nha Khoa Quốc tế DAISY đang là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn và tin tưởng. Theo đánh giá, việc điều trị răng khôn bị lợi trùm tại Nha Khoa Quốc tế DAISY đảm bảo được nhiều tiêu chí.
Trước tiên, đó là đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm. Tất cả các bác sĩ làm việc tại Nha Khoa Quốc tế DAISY đều là những người có chuyên môn cao, tốt nghiệp ưu tú tại các cơ sở đào tạo lớn.
Đồng thời, khi đến đây bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Đưa ra phác đồ điều trị cụ thể kèm hướng dẫn chi tiết những việc cần làm hoặc không nên làm cả trước và sau điều trị. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị cao nhất.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Nha Khoa Quốc Tế DAISY cũng rất hiện đại. Các phòng điều trị theo mô hình hình 1 bác sĩ – 1 phòng nha – 1 bệnh nhân – 1 bộ dụng cụ riêng. Phòng và thiết bị thực hiện đảm bảo vô khuẩn, sạch sẽ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Khi bị viêm trùm lợi răng khôn, việc nên cắt trùm lợi hay nhổ loại bỏ răng cần dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh. Thông qua thăm khám, kiểm tra, đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Quan trọng là việc thực hiện cắt trùm lợi hoặc nhổ răng khôn đều phải được thực hiện tại các cơ sở nha khoa. Người bệnh không nên tự ý làm để tránh gây hậu quả không mong muốn. Một số thông tin cho bạn tìm hiểu có nên cắt trùm lợi hay nhổ răng khôn như sau:
Cắt trùm lợi răng khôn là một tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa. Thời gian phục hồi nhanh chóng chỉ từ 1 – 2 tuần. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng và gây tê. Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa như dao thường, dao điện hoặc tia Laser để cắt gốc lợi trùm. Tiểu phẫu diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn nên mọi người có thể yên tâm.
Hiệu quả và thời gian khỏi bệnh nhanh hay chậm tùy thuộc vào cắt trùm lợi nhiều hay ít. Thông thường thời gian phục hồi nhanh và không gây ra biến chứng. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ.
Trong thời gian phục hồi, bạn không nên tác động nhiều vào vùng này để tránh gây tổn thương. Thực hiện chế độ ăn uống kết hợp với thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Chỉ trong trường hợp sau khi cắt trùm lợi vẫn bị sưng đau, không có dấu hiệu khỏi thì nên đi khám lại.