Sâu răng hàm là tình trạng các vết sâu, lỗ hổng xuất hiện ở bề mặt răng, chân răng hàm, lan rộng đến thân răng. Từ đó gây mẻ vỡ men răng, hình thành lỗ sâu lớn, tổn hại đến kết cấu răng. Mặt nhai, rãnh mặt bên là các vị trí sâu răng hàm thường gặp.
Sâu răng hàm làm răng nhạy cảm, ê buốt khi sử dụng đồ ăn nóng hoặc lạnh, đau khi vệ sinh răng. Dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sâu răng hàm sẽ tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng đến kết cấu răng, lây lan sang các răng bên cạnh. Răng bị nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn.
Răng hàm bị sâu là hiện tượng sâu xuất hiện trên những chiếc răng mọc ở trong cùng. Quá trình diễn ra bệnh lý khá phức tạp, người bệnh nên tìm hiểu kỹ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là quá trình sâu răng hàm phát triển.
Khi thức ăn trong khoang miệng còn sót lại và không được làm sạch triệt để. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành các mảng bám. Các mảng bám này tích tụ lâu dần được cao răng. Lâu ngày nếu không được làm sạch kỹ lưỡng sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng.
Các mảng bám và axit trong khoang miệng ăn mòn khoáng chất trong răng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý sâu răng hàm. Khi lớp men răng bị ăn mòn, dần tạo thành các lỗ hổng, vi khuẩn có hại sẽ tiếp tục tấn công vào ngà răng.
Vì thế, cấu trúc răng bị tổn hại hình thành những lỗ sâu trên bề mặt răng. Khi bước vào giai đoạn sâu răng hàm, bạn sẽ có cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Răng nhạy cảm hơn khi ăn và thường chảy máu dù chỉ tác động nhẹ.
Ở các vùng răng bị tổn thương, các vi khuẩn và axit sẽ tiếp tục lây lan sâu đến phần chân răng. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến tủy, dẫn đến các bệnh lý về tủy. Bạn sẽ cảm giác đau đớn dữ dội vì tủy chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Cảm giác gây đau đớn khó chịu kéo dài ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt.
Đặc biệt là đau buốt nhiều hơn mỗi khi về đêm, gây hiện tượng khó ngủ làm cơ thể mệt mỏi. Quá trình ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Khi răng hoặc vùng răng sâu không được chữa trị kịp thời thì tình trạng nhiễm trùng sẽ tiếp tục lan rộng đến xương răng. Phần lợi và lưỡi thường sưng lên ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Sau đó, tình trạng răng lung lay sẽ xuất hiện và có thể dẫn đến hậu quả là mất răng vĩnh viễn.
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị sâu răng hàm nhưng một số tác nhân sau đây là đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:
Răng hàm nằm ở vị trí trong cùng của hàm (răng số 6 và số 7), có đỉnh ngang, gồ ghề và bề mặt nhiều rãnh. Thực phẩm rất dễ bị mắc kẹt ở giữa các kẽ răng vì chúng nằm rất sát nhau. Đây cũng là vị trí khó tiếp cận để làm sạch hoàn toàn các mảng bám sau khi ăn. Vì vậy, tình trạng sâu răng hàm xảy ra khá phổ biến.
Thói quen ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga, các đồ ăn chua có tính axit cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn sản sinh và lây lan dẫn đến các bệnh lý gây hại đến cấu trúc răng.
Thường xuyên sử dụng các thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, cứng và dai sẽ làm men răng bị tổn hại. Từ đó gây tình trạng răng yếu. Khi chân răng yếu, dễ dàng bị nứt, vỡ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấn công. Sau đó, hình thành những mảng bám dẫn đến tình trạng sâu răng hàm.
Nếu răng không được làm sạch kỹ lưỡng và đúng cách sẽ dễ dàng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra sâu răng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng gây đau nhức. Cuối cùng là lây lan sang các răng bên cạnh gây sâu toàn bộ răng. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về răng miệng xuất phát từ việc chải răng không đúng cách và đều đặn.
Sâu răng hàm gây nhiều ra nhiều tác hại và dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Bởi vậy, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để:
Răng hàm là răng với công dụng chính là nghiền nát thức ăn. Vì thế khi bị sâu, men răng dần mất đi tạo thành lỗ trên mặt răng. Đây là nguyên nhân gây ê buốt, khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai. Khi thực hiện phương pháp trám răng thẩm mỹ để khắc phục cấu trúc răng. Các vết sâu này sẽ được lấp đầy. Răng không còn biểu hiện ê buốt, chức năng ăn nhai cũng được đảm bảo.
Khi răng sâu nặng làm các ngà răng lộ ra. Đây là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Răng sâu có thể bị vỡ, mẻ, ăn mòn gây hở tủy, nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm đến nướu và tủy ngày càng lan rộng. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cũng như toàn cơ thể. Ngoài ra, khi răng sâu, các thức ăn dễ giắt lại ở lỗ sâu dễ làm hơi thở chúng ta có mùi khó chịu.
Khi răng hàm sâu nặng có thể làm răng vỡ to, viêm nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài, các vết sâu viêm nhiễm, gây chết tủy, bắt buộc phải nhổ răng gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế, chữa trị sớm có thể giúp bảo tồn răng thật, hạn chế mất răng cho bệnh nhân.
Sâu răng hàm còn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể như: hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường. Việc điều trị răng hàm bị sâu kết hợp với vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp cải thiện chức năng ăn nhai. Từ đó tránh được các nguy cơ viêm nhiễm lan rộng và các biến chứng răng miệng khác.
Sâu răng hàm khi được điều trị kịp thời ít gây đau đớn, nhanh chóng và tiết kiệm. Vì thế, khi có các dấu hiệu, bạn nên đến nha sĩ để được khám và đưa ra giải pháp điều trị sớm nhất. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán, chỉ định, đánh giá tình trạng sâu răng:
Sau khi điều trị tình trạng sâu răng hàm, bạn nên kết hợp với việc chăm sóc, giữ gìn răng miệng đúng cách và đều đặn mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn hợp lí, hạn chế đồ ngọt, các loại đồ uống có ga, thuốc lá. Vì đây là những yếu tố kích thích vi khuẩn tấn công răng miệng trở lại.
Nha khoa Quốc tế DAISY là một trong những cơ sở uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng. Với nhiều thế mạnh vượt trội, DAISY DENTAL được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn: