Theo thống kê của Hiệp hội nha khoa Thế giới, sâu răng là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em. Khi sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công men răng, sau đó phá hủy ngà răng và tủy răng. Từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Ở giai đoạn đầu, vi khuẩn sinh sôi và tấn công men răng. Lúc này, trên bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm nhỏ li ti có màu trắng đục. Lâu ngày to ra và chuyển sang màu đen hoặc nâu. Trong trường hợp lỗ sâu mới hình thành, bạn cón thể làm liền lỗ sâu răng tại nhà. Nhưng nếu lổ sâu to, bạn nên đến ngay phòng khám để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nên bệnh lý sâu răng cũng như các lỗ sâu là do:
Trong trường hợp bạn phát hiện lỗ sâu răng nhưng chưa thể đến nha khoa để điều trị thì có thể áp dụng một số cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà đơn giản dưới đây:
Vitamin D là một trong những chất có vai trò đặc biệt với sức khỏe con người. Hơn thế nữa, vitamin D giúp hấp thu và điều tiết canxi trong cơ thể, giúp răng và xương chắc khỏe. Khi thiếu vitamin D, cơ thể sẽ có cơ chế tự chuyển canxi thành loại vitamin này. Do vậy, răng sẽ yếu đi và dễ chịu tổn thương từ môi trường bên ngoài. Khoa học đã chứng minh, những người bị thiếu vitamin D thì xương và răng dễ bị hư hỏng hơn.
Đó là lý do tại sao mà trong quá trình bị sâu răng, người bệnh cần bổ sung thêm vitamin D. Từ đó giúp răng chắc khỏe hơn và hạn chế tác động của vi khuẩn. Bạn có thể tăng cường vitamin D từ hải sản như tôm, cua,… hay sữa và trái cây. Đừng quên vận động và tắm nắng để bổ sung vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời nhé!
Axit Phytic là một trong những chất khiến răng bị ăn mòn, làm răng ngày càng yếu đi. Do đó, vi khuẩn có cơ hội tấn công dẫn đến sâu răng. Thực phẩm có chứa Axit Phytic bao gồm hạnh nhân, các loại đậu, ngô,…
Axit Phytic làm răng yếu đi thông qua việc suy giảm chức năng hấp thụ khoáng chất. Khiến cơ thể không nạp đủ kẽm, canxi,… Mà canxi lại có một vai trò quan trọng trong việc giúp răng khỏe mạnh hơn. Vì vậy, bạn hãy hạn chế nạp vào cơ thể loại chất này. Tuy nhiên, không vì thế mà loại bỏ hoàn toàn Axit Phytic ra khỏi bữa ăn. Bởi lẽ, ở góc nhìn sức khỏe, việc đảm bảo đầy đủ nhóm chất sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa tươi rất giàu hàm lượng photphat, canxi và vitamin D. Do đó, khi bổ sung vào cơ thể sẽ giúp quá trình chuyển đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Hơn thế nữa, các nhóm chất này có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp răng chắc khỏe. Đó là lý do khi sử dụng chúng, răng sẽ khỏe mạnh và chống lại sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng.
Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất thì lại có công dụng tái khoáng men răng, giúp răng hồi phục tổn thương do sâu răng gây ra nhanh hơn. Việc bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng còn giúp sức khỏe toàn thân của người bệnh được cải thiện.
Dầu dừa là dung dịch được chiết xuất từ quả dừa. Nó có công dụng giúp rửa sạch răng, đem lại hơi thở thơm mát nhẹ dịu cho người bệnh. Không những vậy, súc miệng bằng dầu dừa mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau bữa ăn còn là một cách lấp lỗ sâu răng tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Lý do là vì dầu dừa có khả năng giảm mảng bám trên bề mặt răng, hạn chế tối đa tình trạng viêm nướu, loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng.
Cách thực hiện: Sử dụng dầu dừa nguyên chất, sau đó súc miệng thật sạch trong khoảng 1 phút. Cuối cùng là súc miệng thêm 2 – 3 lần với nước ấm và tiến hành chải răng như bình thường.
Gel nha đam tươi hay còn được dân gian gọi là lô hội. Đây là một nguyên liệu khá quen thuộc trong nhà bếp. Ngoài ra, nha đam còn được sử dụng trong làm đẹp và chăm sóc răng miệng. Không ít người đã dùng gel lô hội tươi và lấp lỗ sâu răng với phương pháp này. Bởi lẽ, nha đam có công dụng làm mát. Do đó, răng sẽ được rửa sạch, tình trạng sâu răng cũng suy giảm dần khi dùng nha đam. Vi khuẩn bị loại bỏ dễ dàng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng lỗ sâu răng bị to ra.
Cách thực hiện: Sử dụng nha đam tươi rửa sạch và gọt vỏ, lấy gel để bôi trực tiếp lên lỗ sâu và phần răng bị tổn thương. Đừng quên mát xa nhẹ nhàng để thư giãn bạn nhé!
Cam thảo là dược liệu được dùng phổ biến trong các bài thuốc dân gian của người Việt từ trước đến nay. Nên việc cam thảo trị được sâu răng là điều có thể dễ dàng đoán trước. Bạn có thể sử dụng cam thảo để pha thành trà và uống hàng ngày. Hoặc dùng trà cam thảo súc miệng trong vòng 30s để hơi thở thơm mát hơn. Trong cam thảo có chứa hai hoạt chất quan trọng là Licoricidin và Licorisoflavan A với công dụng ức chế hiệu quả hoạt động của vi khuẩn. Đồng thời, cam thảo còn giúp ngăn ngừa tối đa bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia khuyến cáo, bạn đừng quá lạm dụng loại nguyên liệu này để chữa trị lỗ sâu răng tại nhà. Bởi lẽ, dùng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp và phù nề. Đặc biệt, người có tiền sử bị bệnh tim hay phụ nữ mang thai cũng nên cân nhắc kỹ khi dùng cam thảo.
Kem đánh răng bù khoáng sẽ giúp cho răng được cung cấp thêm nhiều khoáng chất cần thiết. Nhờ đó, răng chắc khỏe hơn và có khả năng chịu được sự tác động của vi khuẩn, hạn chế việc lỗ sâu bị to ra. Hơn nữa, những dòng kem đánh răng bù khoáng này còn có tác dụng tuyệt vời trong việc cung cấp men răng, phục hồi hư tổn của phần mô cứng. Đánh răng với kem đánh răng bù khoáng giúp hơi thở của người bệnh trở nên thơm mát hơn!
Trên đây là tất cả cách lấp lỗ sâu răng tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mình mà bạn có thể lựa chọn sử dụng giải pháp phù hợp nhất!
Như đã nói ở trên, các cách lấp lỗ sâu răng tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, giúp ức chế đơn đau và cải thiện phần nào lỗ sâu. Còn về lâu dài, chúng hoàn toàn không giúp điều trị tình trạng sâu răng triệt để. Nguyên nhân là vì đa số cách trên đều chỉ tác động từ bên ngoài. Vi khuẩn ở sâu bên trong vẫn có thể tiếp tục phá hủy và lan rộng vào cấu trúc răng. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.
Để có thể điều trị triệt để lỗ sâu răng, bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ chụp X quang, tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau. Tuy nhiên, trước khi chọn địa chỉ nha khoa để gửi gắm niềm tin, hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ nhé!
Để lỗ sâu liền nhanh chóng, an toàn, bạn hãy đến nha khoa để được thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:
Fluoride được xem là một khoáng chất giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Hơn nữa, Fluoride còn giúp phục hồi những lỗ sâu mới hình thành hoặc lỗ sâu nhẹ mà vi khuẩn chỉ mới ăn ngoài men răng, chưa tác động đến tủy răng hay ngà răng.
Bạn có thể bổ sung Fluoride bằng cách đánh răng thường xuyên với kem đánh răng có chứa nồng độ khoáng chất này cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến nha khoa để bác sĩ bổ sung trực tiếp với liều lượng phù hợp.
*Lưu ý: Với răng hư hỏng nặng, bạn cần thực hiện trám răng sâu hoặc bọc răng sứ mới khôi phục được.
Hàn trám răng là phương pháp lấp lỗ sâu răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ tiến hành cạo phần răng bị tổn thương và loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn. Tiếp đó, dùng vật liệu trám phù hợp để bịt kín lỗ sâu, tránh tình trạng vi khuẩn tấn công. Hiện nay, công nghệ nha khoa phát triển vượt trội. Do đó, có nhiều loại vật liệu trám khác nhau giúp người bệnh có thể lựa chọn tùy vào nhu cầu, điều kiện và tình trạng răng cụ thể.
Hơn thế nữa, máy móc, trang thiết bị hiện đại còn giúp cho quá trình trám răng diễn ra nhanh chóng, an toàn mà không gây cảm giác đau nhức hay khó chịu. Hàn trám răng sâu chỉ phù hợp với người bị sâu nhỏ và vừa. Nếu răng có lỗ sâu quá lớn, vi khuẩn ăn vào tủy, gây viêm tủy thì nên thực hiện bọc răng sứ thay vì hàn trám răng.
Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn. Bởi lẽ, bọc răng sứ giúp đem lại nụ cười đều đẹp và đảm bảo chức năng ăn nhai của hệ hàm. Trên thực tế, lấp lỗ sâu bằng phương pháp bọc sứ sẽ được bác sĩ thực hiện theo quy trinh sau:
Cạo phần răng bị hư tổn và sử dụng mão răng sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc y hệt răng thật để chụp lên chiếc răng bị sâu. Mão sứ này có tác dụng như một “lớp áo” bọc bên ngoài răng thật, giúp cải thiện hoàn hảo chức năng ăn nhai của răng. Người bệnh có thể lựa chọn các loại vật liệu sứ sau đây: Răng sứ toàn sứ, răng sứ kim loại,…. Đặc biệt, phương pháp bọc răng sứ rất phù hợp với những người bị sâu, viêm tủy nặng.