Sưng lợi là tình trạng các mảng bám trên răng lâu ngày gây ra những kích ứng làm sưng, hở chân răng và viêm vùng mô mềm ở nướu lợi. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng, gãy và rụng răng.
Các triệu chứng nhận biết khi bị sưng lợi:
Sưng lợi có rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các nguyên nhân sau:
Vệ sinh răng miệng rất quan trọng để có được một hàm răng đẹp, chắc khỏe. Hầu hết các bệnh liên quan đến răng miệng đều do việc vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên và sai cách. Các mảng bám trên răng không được làm sạch sẽ là cơ hội để các loại vi khuẩn tấn công, sinh sôi phát triển sản sinh ra enzym phá hủy sự liên kết các biểu mô phần xung quang nướu dẫn đến đến các vấn đề về lợi.
Ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng bia rượu, hay ăn những thức ăn quá ngọt, uống nhiều nước giải khát,… Đây cũng chính là tác nhân gây nên các mảng bám trên răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công gây bệnh.
Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn quá mềm sẽ khiến cho răng của bạn trong trạng thái “lười” hoạt động từ đó dẫn đến việc cấu trúc răng yếu đi và dễ dàng mắc các bệnh lý về răng miệng.
Sưng nướu cũng là một trong dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Khi bạn bị sưng nướu đồng nghĩa là căn bệnh đã trở nặng. Nếu mủ ở nướu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây hư hỏng răng, hư xương ổ răng và tác động các răng cận kề.
Viêm lợi là hiện tượng lợi mắc vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám tấn công gây viêm nhiễm. Viêm lợi là một trong một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sưng lợi.
Sâu răng là căn bệnh răng miệng hay mắc phải của nhiều người nhất là trẻ em do thói quen ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy của sưng lợi.
Viêm tủy răng không chỉ gây sưng lợi, đau nhức răng miệng mà còn có thể biến chứng thành viêm quanh chóp răng, cuống răng dẫn đến tình trạng lung lay và rụng răng.
Thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng, hình thành nên một số mảng bám chứa vi khuẩn có hại. Lâu dần các mảng bám này chứa vi khuẩn khiến cho lợi sưng lên và viêm nướu.
Sưng lợi nguyên nhân cũng có thể là do quá trình mọc răng khôn, răng mọc lệch sẽ gây tình trạng sưng nước và dễ tổn thương ở phần lợi.
Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm lạnh… có tác dụng giảm tiết nước bọt gây ra khô miệng. Khi nước bọt không được tiết ra, mảng bám và cao răng dễ dàng tích tụ và lan rộng.
Thời kỳ kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ gây viêm tuyến nước bọt và chốc mép, viêm niêm mạc miệng, viêm lợi, sưng nướu răng,…
Lợi (nướu) có nhiệm vụ che chở răng khỏi các vi khuẩn và giữ chân răng được chắc chắn. Vì vậy, khi lợi bị viêm sưng thì lớp bảo vệ này sẽ bị phá hỏng, răng bị tác động nghiêm trọng. Sưng lợi sẽ phát triển qua các giai đoạn sau:
Từ hồng chuyển sang màu đỏ đến nâu sậm, dễ gây chảy máu chân răng. Tình trạng này nếu để kéo dài, không được điều trị thì phần nướu sẽ bị bóc tách khỏi chân răng và dịch chuyển dần về phía chớp răng, làm chân răng lộ ra bề mặt gây ra tình trạng tụt nướu.
Sưng lợi nếu để quá nặng, các tổ chức quanh chân răng sẽ bị phá hủy, các dây chằng, mô nướu ở chân răng bị hỏng hoàn toàn. Ngoài ra, sưng nướu còn ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống xương nâng đỡ răng, làm cho xương ổ răng bị tiêu mất, răng bị lung lay và cuối cùng phải bỏ răng.
Đối với phụ nữ mang thai, viêm nướu còn gây nguy hiểm do tăng tiết tố Prostaglandin – yếu tố gây nên sự co thắt và giãn nở của tử cung có thể gây sinh non.
Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau để chữa trị tình trạng sưng lợi của mình, cụ thể:
Giai đoạn này bạn nên trực tiếp thăm khám tại các phòng khám nha khoa uy tín:
Để hạn chế khả năng phát triển của các bệnh lý răng miệng gây sưng đau và giảm chất lượng lợi, bạn nên áp dụng các phương pháp để phòng bệnh hiệu quả:
Bị sưng nướu răng hoặc các triệu chứng viêm nhiễm kèm theo khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng này là kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng các cách phòng ngừa, bảo vệ răng miệng.
Dưới đây là những cách chữa sưng lợi bằng phương pháp tự nhiên có thể áp dụng tại nhà:
Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt và an toàn cho người sử dụng. Bạn súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm cơn đau do sưng nướu răng gây ra.
Là loại lá có tính sát khuẩn cao và thích hợp để chữa các bệnh lý về răng miệng. Giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và có tác dụng nhanh trong việc chữa sưng lợi, viêm nướu.
*Lưu ý: Làm liên tục và lặp lại trong ngày cho đến khi thấy kết quả cụ thể.
*Mẹo nhỏ: bạn có thể dùng tăm thấm nước lá bàng non được đập dập và bôi vào chỗ lợi bị sưng viêm.
Mật ong không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn có tính sát khuẩn tốt, nhất là dùng để làm giảm đau và điều trị sưng nướu.
*Lưu ý: Bạn có thể áp dụng cách này trong khoảng 1 tuần, 2 – 3 lần / ngày. Bạn sẽ cảm thấy tình trạng giảm hẳn sau khi áp dụng cách này.
Theo các nghiên cứ về đông y, trong gừng tươi có chất men zingibain có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Và gừng trở thành loại thần dược chữa sưng nướu, viêm lợi hiệu quả.
*Lưu ý: Bạn uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi nướu hết sưng đau. Chú ý, nên pha loãng để tránh cơ thể uống đặc quá sẽ gây tình trạng nóng người.
Trong lá lốt có chứa tinh dầu có tác dụng tiêu viêm và giảm đau rất hiệu quả.
*Lưu ý: Cứ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tình trạng sẽ thuyên giảm nhiều.
Chữa sưng lợi tại nhà bằng dân gian phù hợp cho ai muốn chữa tại nhà, hoặc thuộc đối tượng không sử dụng được thuốc kháng sinh. Bởi vì các phương pháp này đơn giản, lại rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bạn nên đến thăm khám tại các nha khoa uy tín.
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị thì người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cung cấp các dưỡng chất cần thiết và cũng cần kiêng thêm các loại thực phẩm có thể gây sưng nặng hơn. Cụ thể:
Người bệnh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho nướu để giảm tình trạng sưng nhức sau:
“Thần dược nơi góc bếp” chứ hợp chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày hoặc dùng nước ép chàn sát trực tiếp vào vị trí viêm nhiễm.
Vị thuốc dân gian lâu năm với các hợp chất chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Gừng hỗ trợ hiệu quả các chứng sưng viêm, nhiễm trùng ở răng miệng.
Thực phẩm này có tác dụng làm sạch khoang miệng và tăng khả năng tiết ra nước bọt làm sạch răng và nướu. Các loại rau: súp lơ, cần tây, cải xoắn, cà rốt,…
Có nhiều trong cam, chanh, bưởi, kiwi,…những loại trái cây này sẽ giúp tăng sức đề kháng và chống lại vi khuẩn hiệu quả.
Gồm sữa chua, bánh mì, bánh bao,… Acid lactic có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng.
Polyphenols có trong trà đem nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Hợp chất này có khả năng chống viêm và ức chế sự phát triển vi khuẩn tại nướu và giảm sưng nhức hiệu quả.
Đây là thực phẩm kháng khuẩn, khử trùng rất tốt. Người bệnh có thể pha mật ong với chanh cùng nước ấm để uống mỗi ngày. Ngoài ra có thể dùng trực tiếp chà sát vào vùng sưng đau sau khi đánh răng.
Bên cạnh các thực phẩm hỗ trợ tốt cho nướu, người bệnh cũng cần kiêng thêm các thực phẩm sau để tránh được tình trạng viêm sưng nặng hơn. Cụ thể:
Có trong bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, thức ăn chế biến sẵn,…Đây là những nguyên nhân gây ra các mảng bám làm viêm nướu, sưng nướu nặng hơn, acid sẽ là nướu bỏng rát và dễ lây lan sang vùng lân cận.
Cà phê, thuốc lá, bia, rượu,… những thực phẩm này làm tăng tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt khiến cho vi khuẩn không bị rửa trôi, tạo điều kiện cho chúng phát triển và làm viêm sưng nướu nặng hơn.
Các món quá chua hoặc quá cay sẽ khiến vùng bị viêm sưng bỏng rát và có thể gây lở loét. Do đó, người bệnh cần tránh để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng sưng, viêm ở nướu.
Tương ớt, tiêu, nước nóng, nước đá,… gây sự kích ứng tại răng và nướu sẽ sưng thêm khi sử dụng các thực phẩm trên.