Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Dấu hiệu và cách giảm đau
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Dấu hiệu và cách giảm đau

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Thanh Ngân vào ngày 12 tháng 05 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Giai đoạn mọc răng đầu tiên của trẻ luôn làm cho bậc phụ huynh lo lắng. Lúc này, bé sẽ xuất hiện những tình trạng như: Biếng ăn, sốt nhẹ, khóc nhiều,…và đặc biệt là sưng lợi. Điều này sẽ xảy ra phổ biến ở tháng thứ 6, tuy nhiên có thể sớm hay muộn phụ thuộc vào cơ địa của trẻ. Vậy dấu hiệu gợi ý trẻ sắp mọc răng là gì? Cách giảm đau do sưng lợi mọc răng ở trẻ em như thế nào? Sau đây, Nha khoa DAISY sẽ mách bạn những điều cần biết về sưng lợi mọc răng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng

Thời gian mọc răng của trẻ sẽ không giống nhau, có thể mọc sớm hơn ở tháng thứ 4 và muộn nhất là tháng thứ 10. Tuy nhiên, thời gian phổ biến trẻ em mọc răng sữa là từ tháng thứ 6 – tháng thứ 30. Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu về những nguyên nhân bé mọc răng muộn, nhằm giúp phòng tránh hiệu quả. Thông thường, mốc thời gian mọc răng của trẻ sẽ không chênh lệch quá nhiều so với các bạn cùng tuổi. Các mẹ nên lưu ý những đặc điểm cho thấy trẻ sắp mọc răng như sau:

  • Lợi bị tấy đỏ, có hiện tượng sưng, nứt, gây đau đớn cho trẻ.
  • Trẻ chảy nước dãi liên tục.
  • Quấy khóc trong ngày thường xuyên.
  • Mất ngủ vào ban đêm.
  • Triệu chứng chán ăn, lười ti sữa mẹ.
  • Sốt nhẹ nhưng dai dẳng.
  • Hay cắn đồ chơi do ngứa lợi.

Cùng với đó, trẻ sẽ có tình trạng rối loạn tiêu hoá nhẹ hay còn được gọi là tướt mọc răng. Lúc này, bố mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc hạ sốt mà hãy cho trẻ mặc đồ thoải mái rộng rãi. Thêm vào đó cố gắng dùng những biện pháp khác nhau, giúp trẻ ti sữa mẹ được nhiều nhất có thể nhé!

Lợi em bé bị sưng và tấy đỏ là hiện tượng chuẩn bị mọc răng
Lợi em bé bị sưng và tấy đỏ là hiện tượng chuẩn bị mọc răng

Xem thêm: Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm gì không?

Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng?

Với những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ mọc răng chậm như:

  • Em bé sinh thiếu tháng.
  • Chế độ dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ chưa đảm bảo.
  • Di truyền từ gen của bố mẹ hoặc ông bà.
  • Trẻ thiếu vitamin và dưỡng chất cần thiết theo từng mốc thời gian phát triển.
  • Do cơ địa của từng trẻ khác nhau.

Tuy nhiên, khi bé đã sưng lợi thì thời gian mọc răng sẽ giống nhau. Khi đó răng sẽ có biểu hiện nhú làm đau lợi từ 3 – 5 ngày và kết thúc từ 7 – 10 ngày. Trong quãng thời gian này, bé sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc và cáu bẩn nhiều hơn. Vì vậy, bậc phụ huynh cần tìm hiểu cách chăm sóc cho trẻ hiệu quả để tránh tình trạng sụt cân.

Thực tế, tình trạng sụt cân khi mọc răng ở trẻ là vấn đề bình thường. Phụ huynh cần lên chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Từ đó giúp trẻ giảm những cơn đau và quá trình mọc răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Sưng lợi mọc răng ở trẻ thường xảy ra từ 3 - 10 ngày
Sưng lợi mọc răng ở trẻ thường xảy ra từ 3 – 10 ngày

Tìm hiểu thêm:

Cách làm giảm đau cho trẻ khi mọc răng

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia APD (viện nhi khoa Mỹ) đã đưa ra những khuyến cáo về cách giảm đau cho trẻ khi mọc răng, cụ thể:

  • Dùng khăn ẩm ướp lạnh vừa phải để lau nướu. Việc này dễ dàng giảm tình trạng sưng, tức nướu nhanh chóng.
  • Thường xuyên lau nước dãi để loại bỏ vi khuẩn và tránh bệnh lý phát ban.
  • Dùng ngón tay mát xa nướu giúp cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Có thể cho trẻ ngậm ti giả vào buổi tối, để ngủ được đủ giấc.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngừa viêm nhiễm nướu.
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi sốt hơn 38,5 độ.

Trong thời gian này, bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên từ 1 – 2 tiếng/lần. Ngoài ra, lau người bằng nước ấm và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt khi nhận thấy trẻ sốt quá cao. Tuy nhiên, nếu nhận thấy dấu hiệu của phát ban ngoài da, lúc này có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Phụ huynh cần liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp trẻ giảm đau và ngừa nhiễm khuẩn
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp trẻ giảm đau và ngừa nhiễm khuẩn

Gợi ý đọc thêm: Trẻ mọc răng sớm có phải thừa canxi?

Làm cách nào để chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng tốt nhất?

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ rất dễ bị thiếu chất do biếng ăn. Vì thế, phụ huynh cần lưu ý kỹ cách chăm sóc cho bé để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Bạn có thể tham khảo một số thông tin sau đây:

Giảm đau cho trẻ

Trẻ mọc răng sưng nướu là tình trạng phổ biến vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nên tìm hiểu cách giảm đau cho trẻ ở giai đoạn này nhằm đảo bảo sức khoẻ tối đa:

  • Cho trẻ ngậm kẹo lạnh hoặc khăn lạnh, giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh thường xuyên và tránh nhiễm khuẩn.
  • Phụ huynh nên mát xa quanh vùng nướu của trẻ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu phát hiện ra tình trạng phát ban hoặc sốt dai dẳng. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng thuốc đúng liều lượng và phù hợp với độ tuổi.

Nếu trẻ phát ban hoặc sốt dai dẳng cần đưa đến bác sĩ để được khám sớm
Nếu trẻ phát ban hoặc sốt dai dẳng cần đưa đến bác sĩ để được khám sớm

Bạn nên đọc thêm: Mách mẹ cách giải quyết tình trạng bé mọc răng quấy khóc ban đêm

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ở giai đoạn này, răng sẽ tách nướu ra để mọc lên. Vì vậy luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm lợi. Do đó, các mẹ nên sử dụng gạc y tế kết hợp cùng nước muối sinh lý để ngăn chặn nhiễm khuẩn và mùi hôi. Ngoài ra, đây cũng là cách mát xa nướu hiệu quả giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và giảm đau hơn.

Ngoài ra, sau mỗi lần trẻ bú sữa mẹ hoặc nạp các chất dinh dưỡng, các mẹ cũng nên vệ sinh ngay sau đó. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé 3 – 4 lần/ngày. Điều này giúp cho trẻ “trì hoãn” được những cơn đau do nướu sưng, giúp tinh thần trẻ ổn định hơn.

Dùng ngón tay mát xa nướu để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi đang mọc răng
Dùng ngón tay mát xa nướu để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi đang mọc răng

Xem ngay: Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?

Chế độ ăn uống

Khi răng tách nướu sẽ làm cho trẻ lười ăn, đối với một sẽ trẻ em sẽ xảy ra tình trạng tiêu chảy nên rất cần được bù nước. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây nên việc quấy khóc nhiều hơn. Điều này sẽ làm cho trẻ sụt cân nhanh chóng. Do đó, khẩu phần ăn sẽ được giữ nguyên khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên mẹ nên chia làm nhiều bữa để trẻ không bị biếng ăn.

Trong thời gian này, các mẹ nên bổ sung khoáng chất thiết yếu như: vitamin C, D, kẽm, Lysine, Crom, Selen,… giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh nên kết hợp với các loại củ quả nhiều vitamin và xay nhuyễn để nạp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cùng với đó, bổ sung sữa mẹ thường xuyên nếu bé lười ăn nhằm đảm bảo trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Bổ sung các khoáng chất thiết yếu giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ
Bổ sung các khoáng chất thiết yếu giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ

Tìm hiểu ngay: Cách bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng như thế nào?

Trên đây là những thông tin về tình trạng sưng lợi mọc răng ở trẻ. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về nha khoa trẻ em. Nếu bậc phụ huynh còn bất kỳ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được Nha khoa Quốc tế DAISY giải đáp nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Làm sao để bé thay răng đẹp
Làm sao để bé thay răng đẹp? 8 mẹo giúp mọc răng đều đẹp
 NGÀY ĐĂNG 23/05/2023
 48 XEM
Trẻ 7 tuổi chưa thay răng sữa
Trẻ 7 tuổi chưa thay răng sữa có ảnh hưởng gì không?
 NGÀY ĐĂNG 23/05/2023
 47 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY