Áp xe răng là tình trạng răng bị viêm nhiễm, thường có mủ chảy ra ở khu vực bị tổn thương. Từ đó hình thành ổ áp xe ở chân răng. Theo chuyên gia, áp xe răng là một biến chứng của bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu. Nguyên nhân là vì khi răng bị sâu hay viêm tủy, vi khuẩn sẽ tấn công vào phần mô mềm trong khoang miệng thông qua việc chui qua lỗ thủng trên bề mặt răng. Tiếp đó, chúng lây lan trên diện rộng gây viêm nhiễm khiến cho khu vực bị tác động sưng to, tấy đỏ, tạo nên một túi mủ áp xe.
Nếu không được điều trị kịp thời, ngoài việc gây đau đớn, khó chịu, bệnh lý còn làm nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng máu, làm tăng nguy cơ mất răng. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, trả lời cho câu hỏi “áp xe răng có tự khỏi không?” là không. Áp xe răng chỉ được chấm dứt khi được điều trị bằng các phương pháp phù hợp tại nha khoa.
Thế nên, khi xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào của áp xe răng, bạn hãy đến ngay nha khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. Từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau.
Nếu răng xuất hiện ổ áp xe nhưng vì một lý do khách quan nào đó bạn không thể đến nha khoa để điều trị ngay thì có thể sử dụng một số cách điều trị áp xe tại nhà đơn giản như sau:
Theo khuyến cáo, chữa áp xe răng tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời. Cách điều trị tại nhà không giải quyết triệt để bệnh lý này. Thế nên, để hạn chế tối đa tình trạng tái phát lại, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn kỹ. Nhờ vậy, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân về sau.
Khi gặp phải tình trạng áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang để chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Theo đó, các phương pháp thường được chỉ định là:
Điều trị tủy răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây nên áp xe răng và bảo vệ tối đa răng thật. Khi sử dụng phương pháp này, nha sĩ sẽ tiến hành xác định vị trí và kích thước của ổ áp xe. Hơn thế nữa, bác sĩ sẽ chẩn đoán kỹ mức độ viêm nhiễm của mô mềm bên cạnh. Sau đó, họ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị chết tránh tình trạng tủy bị sót lại.
Sau khi loại bỏ hoàn toàn phẩn tủy bị chết, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít kín ống tủy. Sau đó, khách hàng sẽ lựa chọn bọc răng sứ hoặc trám răng để khôi phục hình dáng của răng.
Ở một số trường hợp nhiễm trùng nặng, vi khuẩn sinh sôi và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Không những vậy, chúng còn có xu hướng lây lan đến hàm cùng các răng bên cạnh. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh có tính giảm sưng, kháng viêm để uống.
Theo đó, thuốc kháng sinh sẽ giúp bệnh nhân ức chế được hoạt động của vi khuẩn, giảm thiểu tình trạng răng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu, không đảm bảo thì bác sĩ cũng sẽ kê đơn để sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trong quá trình uống thuốc, bạn cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn về cách dùng và liều lượng.
Nhổ bỏ răng được xem là phương pháp cuối cùng để khắc phục tình trạng áp xe răng. Khi răng đã bị áp xe nghiêm trọng và bị tổn thương mà không thể sử dụng giải pháp phục hình để cải thiện thì bắt buộc bác sĩ phải tiến hành nhổ bỏ răng.
Lúc này, bác sĩ sẽ dùng công nghệ nhổ răng hiện đại bằng sóng siêu âm để nhẹ nhàng loại bỏ răng. Tiếp đó, thực hiện thủ thuật xử lý ổ áp xe. Ngoài ra, để không ảnh hưởng quá trình ăn nhai, khách hàng có thể trồng răng Implant để khôi phục răng đã mất. Tùy theo mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Vì thế, bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị sớm khi có triệu chứng nhé!