Trên thực tế, phụ nữ sau khi sinh thường sẽ mắc phải bệnh lý viêm lợi trùm răng khôn. Viêm lợi trùm xuất hiện ở khoảng thời gian từ 18 – 25 tuổi hoặc có xu hướng muộn hơn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Viêm lợi trùm là tình trạng lợi bị sưng to, đỏ tấy và chúng sẽ che phủ lên toàn bộ chiếc răng khôn. Điều này làm răng khôn không thể mọc như bình thường, chúng đâm ngang vào các răng kề cận. Lâu ngày, nó sẽ tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và tấn công răng gây viêm nhiễm.
Với các mẹ đang cho con bú, việc bị lợi trùm răng khôn sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bỉm lẫn em bé. Bởi lẽ, tình trạng viêm nhiễm gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, chức năng ăn nhai suy giảm. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của tuyến sữa.
Hơn thế nữa, nếu viêm nhiễm lợi trùm khôn không được điều trị kịp thời còn dẫn tới nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác. Bởi lẽ, sau khi sinh, hormone cơ thể có nhiều sự thay đổi, xáo trộn, răng nhạy cảm và dễ chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài hơn so với bình thường. Vì thế, nếu bạn bị viêm lợi trùm khi đang cho con bú thì cần đến ngay nha khoa để thăm khám nhé!
Các mẹ có thể nhận biết bệnh lý viêm nhiễm lợi trùm thông qua dấu hiệu sau:
Theo chuyên gia, việc viêm lợi trùm khi cho con bú không quá nguy hiểm. Thế nhưng, bệnh lý này sẽ gián tiếp tác động đến sức khỏe răng miệng của mẹ. Chức năng ăn nhai cũng bị suy giảm đáng kể. Cơ thể xuất hiện cảm giác chán răng, biếng ăn. Do đó, cơ thể không nạp đủ dưỡng chất cần thiết, chất lượng sữa bị giảm sút. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của bé.
Không dừng lại ở đó, nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc với răng số 7 thì có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Điển hình như: Dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, mất răng hàng loạt, hư hỏng răng kế cạnh,… Do vậy, nếu mẹ bỉm đang bị viêm lợi trùm răng khôn thì cần đến nha khoa để xử lý bệnh lý này dứt điểm nhé!
Vậy viêm lợi trùm khi đang cho con bú phải làm sao? Chuyên gia tại Nha khoa DAISY cho biết, giải pháp hữu ích nhất để khắc phục viêm nhiễm lợi trùm là nhổ răng khôn.
Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có con nhỏ dưới 6 tháng thì không nên thực hiện loại bỏ chiếc răng khôn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định cải thiện bằng việc kê đơn thuốc giảm sưng, kháng viêm. Đồng thời, dặn dò người bệnh kỹ lưỡng hơn trong việc vệ sinh cũng như xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để tình trạng viêm nhiễm giảm dần.
Trong trường hợp bị viêm nhiễm nặng và dùng thuốc không đem lại kết quả như ý, các mẹ cần:
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý kỹ vấn đề vệ sinh răng miệng. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cơ thể mau hồi phục hơn.
Có thể bạn quan tâm: