Có thể bạn quan tâm:
Trồng răng hàm dưới là chỉ định của nha sĩ khi một hoặc nhiều răng hàm bị mất. Hệ răng vĩnh viễn của người trưởng thành khi mọc đủ sẽ có 32 chiếc. Trong số đó, có 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng hàm nhỏ và 12 chiếc răng hàm lớn. Các nhóm răng sẽ chia đều trên 2 cung hàm, ở 4 phần hàm nhỏ.
Răng hàm lớn (răng cối lớn) gồm các răng số 6, 7, 8 giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng ăn nhai của hệ hàm. Thức ăn sẽ được nhai, nghiền nát trước khi được chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa. Hơn nữa, khi răng hàm dưới nói riêng và nhóm răng hàm nói chung vững chắc, hai hàm sẽ cân đối. Từ đó, gương mặt sẽ được duy trì sự hài hòa. Đặc biệt, răng mọc đủ sẽ đảm bảo việc phát âm được chuẩn, âm nói ra tròn vành rõ chữ.
Đảm nhận vai trò quan trọng nên khi tổn thương, răng hàm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến mọi người. Khi răng hàm dưới hoặc hàm trên bị mất, không chỉ khả năng ăn nhai mà hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Trong thời gian về sau, phần xương gò má ở vị trí ấy có thể bị xô lệch, khiến da chảy xệ, suy giảm tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Răng số 3 là răng nào? Mất răng số 3 có ảnh hưởng gì không?
Nhóm răng hàm có hình dáng, kích thước to hơn các nhóm răng khác. Số lượng chân răng theo đó cũng nhiều hơn, ít nhất là 2 chân răng. Mặc dù răng cối lớn rất cứng chắc, thế nhưng nếu gặp phải một trong những yếu tố dưới đây, răng sẽ bị lung lay và gãy rụng.
Những người thường ăn đồ ngọt hoặc bị tiểu đường loại 2 thường dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng. Nguyên nhân là vì khi tiêu thụ thực phẩm này, lượng glucose trong máu sẽ tăng. Khi lượng glucose vượt mức cho phép sẽ khiến răng bị bào mòn, khả năng mất răng cao.
Bên cạnh đó, người gặp phải tình trạng viêm lợi, viêm nha chu khả năng rụng răng cũng rất cao. Bởi vì, khi bị nha chu, lợi lẫn xương hàm, dây thần kinh quanh răng đều bị ảnh hưởng. Thế nên, khả năng nâng đỡ răng bị giảm. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này khi chân răng bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc có tác động nhẹ. Ung thư khớp cắn, sâu răng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến răng kém chắc khỏe, dễ bị gãy rụng.
Tìm hiểu thêm: Mất răng thì phải làm sao? Hậu quả của việc mất răng
Răng bị gãy có thể vì những lý do không mong muốn như: va đập, tai nạn, chấn thương,… Những sự cố này có thể khiến răng bị tổn thương hoặc gãy mẻ một phần. Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể khiến răng hàm dưới gãy rụng.
Như bạn đã biết, răng hàm dưới là nhóm răng nằm gần cuối cùng trên cung hàm. Do đó, nếu thức ăn bị mắc kẹt tại đây, việc loại bỏ chúng sẽ không dễ dàng. Đặc biệt là khi bạn chải răng không cẩn thận, không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Mảng bám còn sót lại có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng, khiến răng vĩnh viễn bị mất đi. Để làm sạch răng triệt để, nha sĩ khuyến khích bạn sử dụng các sản phẩm nha khoa khác như: chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng,…
Thông tin hữu ích cho bạn: Hướng dẫn cách dùng tăm chỉ nha khoa đúng cách
Theo sự phát triển không ngừng của công nghệ, hiện nay có rất nhiều phương pháp trồng răng hàm dưới. Sau khi thực hiện, bạn sẽ sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đặn như mong muốn. Dưới đây là 3 kỹ thuật nha khoa được lựa chọn phổ biến:
Bắc cầu răng sứ là phương pháp có thể áp dụng để trồng răng hàm dưới. Đây là kỹ thuật mài một lớp nhỏ hai chiếc răng bên cạnh răng bị mất. Sau đó gắn cầu sứ gồm 3 hoặc nhiều mão sứ lên trên. Cầu răng được gắn cố định lên hai răng trụ, có vai trò làm trụ cho chiếc răng bị mất, bù đắp khoảng trống trên cung hàm.
Kỹ thuật này không chỉ giúp khôi phục tính thẩm mỹ mà còn có thể cải thiện khả năng ăn nhai của người dùng hiệu quả. Hơn nữa, giá thành dịch vụ không quá cao, phù hợp với đa số khách hàng.
Tìm hiểu ngay: Nên làm cầu răng hay implant?
Hàm giả tháo lắp là kỹ thuật có từ lâu, được nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn, đặc biệt là người lớn tuổi. Đây là phương pháp sử dụng khung hàm làm từ kim loại, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo có móc nối. Nền hàm có vai trò giữ hàm giả nằm cố định trên cung hàm. Phía trên nền hàm là răng giả được làm từ sứ hoặc nhựa.
Kỹ thuật nha khoa này giúp duy trì tính thẩm mỹ gương mặt. Hơn nữa, hàm giả không làm xâm lấn đến cấu trúc răng, lợi cũng không làm mô nướu kích ứng. Với giá thành vừa phải, dễ dàng sử dụng, đây là một trong những cách trồng răng hàm dưới bạn có thể tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Trồng răng khểnh được không?
Để trồng răng hàm dưới, phục hình răng bị mất, cấy ghép Implant sẽ là giải pháp tốt nhất hiện nay. Răng giả có cấu trúc như một chiếc răng thật, gồm trụ Implant, khớp nối và mão sứ. Khi được đặt vào xương hàm, chân răng giả – trụ Implant được làm từ vật liệu Titanium sẽ tích hợp với mô xương, nâng đỡ mão sứ hoặc cầu sứ. Sau khi thực hiện, khả năng ăn nhai của khách hàng sẽ được đảm bảo, tính thẩm mỹ của gương mặt cũng được nâng cao. Ngoài ra, đây là giải pháp duy nhất có thể khắc phục tình trạng tiêu xương hàm.
Xem ngay: Nguyên nhân gây tiêu xương hàm dưới và cách khắc phục
Như bạn đã biết, có 3 phương pháp mọi người có thể lựa chọn để trồng răng hàm dưới. Trong số đó, trồng răng Implant là kỹ thuật được chuyên gia đánh giá cao, được cho là giải pháp hoàn hảo khi bị mất răng.
Cấy ghép Implant dùng trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ để phục hình chiếc răng bị mất hoặc bị tổn thương cần nhổ bỏ. Các bộ phận này giữ vai trò như một chiếc răng thật. Trụ Implant có vai trò như một chân răng, có chức năng chống đỡ mão sứ. Mão sứ sẽ là thân răng và Abutment là khớp nối chân răng cùng thân răng giả với nhau. Phương pháp này có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm của hai kỹ thuật còn lại. Cụ thể:
Tìm hiểu thêm: Mini Implant là gì? Mini Implant giá bao nhiêu?
Giá trồng răng hàm dưới bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào tình trạng của khách hàng, nha khoa mà mức giá sẽ khác nhau. Cụ thể:
Loại dịch vụ | Giá tiền |
Trồng răng Implant | 20.000.000 – 50.000.000 VNĐ/răng |
Bắc cầu răng sứ | 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/bộ |
Hàm giả tháo lắp | 300.000 – 1.000.000 VNĐ/răng |
Xem chi tiết: Trồng răng hàm Implant giá bao nhiêu?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ trồng răng hàm dưới uy tín, chất lượng, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn. Bởi vì:
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về việc trồng răng hàm dưới. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn!