Thông thường, trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi có thể mọc đủ 4 chiếc răng cửa trước ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, trường hợp trẻ 8 tháng chưa mọc răng được xem là mọc răng sữa chậm. Vậy điều này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không? Cần phải làm gì giúp trẻ nhanh mọc răng hơn? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
Nguyên nhân làm trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Mọc răng chậm là tình trạng gặp phải ở nhiều bé khiến cho phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, đa phần các nguyên nhân khiến bé mọc răng chậm bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan như sau:
Do bẩm sinh, di truyền từ người thân trong gia đình.
Do trẻ sinh non, thiếu tháng.
Chế độ ăn uống chưa hợp lý, thường là do thiếu hụt các chất như canxi, vitamin D. Có trường hợp còn do thừa Photpho làm cản trở sự phát triển của hệ xương, răng.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân. Kèm theo đó là các biểu hiện khác như bé hay bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, ngủ không sâu giấc,…
Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn khiến cho nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt. Khi đó, phần nướu răng không đủ cứng chắc để hình thành răng.
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng là do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng thường rất lo lắng, không biết con mình có đang bị bệnh gì không hay có bị ảnh hưởng gì tới sự phát triển không. Nhưng ba mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ chậm mọc răng.
Theo chuyên gia, khi trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn sinh hoạt, ăn uống, vui chơi bình thường thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Quá trình mọc răng ở mỗi trẻ diễn ra khác nhau. Nó phụ thuộc vào cơ địa, quá trình chăm sóc của mỗi gia đình. Có nhiều trẻ mãi tới 9 – 10 tháng tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên là bình thường. Bạn cũng không vì quá hoang mang mà so sánh việc mọc răng của con mình với các trẻ khác cùng độ tuổi.
Với những trường hợp trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng kèm theo những biểu hiện như suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, quấy khóc,… thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám. Nếu có biểu hiện gì bất thường sẽ được can thiệp kịp thời, chính xác.
Bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng do cơ địa thường không quá nghiêm trọng
Bé 8 tháng chưa mọc răng phải làm sao?
Ngoài các trường hợp có liên quan đến các bệnh lý cần được bác sĩ kiểm tra, điều trị thì đa số các bé chậm mọc răng là do sinh lý. Cha mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ kích thích răng bé nhanh mọc hơn.
Bé 8 tháng chưa mọc răng cần bổ sung gì?
Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mọc răng của bé rất cần được chú trọng. Bởi chúng có ý nghĩa quyết định tới việc hình thành hệ xương răng khỏe mạnh. Cụ thể với những bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng, cha mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây:
Cung cấp đủ và cân bằng các loại thực phẩm có chứa chất béo, đạm, đường, vitamin cho bé.
Bổ sung hàm lượng canxi từ các loại thực phẩm như: Sữa, phô mai, trứng, các loại đậu, rau lá xanh, chuối, kiwi,…. Những thực phẩm này rất cần thiết cho sự hình thành hệ xương, răng cho trẻ.
Bổ sung Vitamin D giúp làm tăng sự hấp thụ canxi. Bạn nên cho bé tắm nắng để tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Các loại thực phẩm như: Ngũ cốc, lòng đỏ trứng, gan gà, nấm,… là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào cần có trong thực đơn ăn uống của bé. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống bổ sung vitamin D dạng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cho bé ăn đủ dầu ăn để tăng cường khả năng hấp thụ canxi, vitamin D.
Cho trẻ uống đủ lượng sữa từ 500 – 800ml mỗi ngày. Trường hợp bé đang bú mẹ thì mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D rất cần thiết để kích thích mọc răng ở trẻ
Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?
Như đã nói ở trên, hầu hết các trường hợp bé chậm mọc răng là do sinh lý nên không nghiêm trọng. Phụ huynh chỉ cần quan sát và thực hiện đầy đủ các lời khuyên về dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh mọc răng. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra xem trong gia đình có ai có tiền sử bị mọc răng chậm hay không. Đặc biệt, khi trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng có kèm theo các biểu hiện như còi xương, chậm phát triển,… bạn nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân. Vì có thể con bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó cần được chữa trị sớm.
Những lưu ý cần biết để giúp bé kích thích mọc răng
Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp, bạn cần lưu ý một số thói quen sau đây:
Giữ vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên: Bạn có thể dùng dụng cụ rơ lưỡi, gạc y tế hoặc khăn mềm sạch quấn vào ngón tay để làm sạch răng miệng cho bé. Từ đó ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập gây hại cho khoang miệng của bé.
Vệ sinh đồ dùng của trẻ: Phụ huynh cần vệ sinh dụng cụ ăn dặm, bình sữa, núm vú giả của bé cẩn thận. Từ đó hạn chế sự hình thành của vi khuẩn, gây tác hại xấu cho trẻ.
Cho bé ăn dặm đúng thời điểm: Thường là khi bé được 6 tháng tuổi. Quá trình ăn dặm chuyển từ ăn bột lỏng, ngọt sang ăn bột mặn. Bạn cũng nên tập cho bé ăn thô để kích thích phản xạ nhai của bé. Điều này cũng giúp ích rất nhiều trong việc khiến cho hệ nướu chắc khỏe, dễ mọc răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp cho quá trình mọc răng của bé diễn ra thuận tiện hơn
Trên đây là một số lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Phụ huynh có thể tham khảo và thực hiện để thấy răng của bé xuất hiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về vấn đề nào khác, đừng ngần ngại liên hệ hotline 19009009 để được Nha khoa DAISY tư vấn và hỗ trợ tận tình nhé!