Có thể bạn quan tâm:
Để biết được “trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?” thì trước tiên, mời bạn cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu sơ qua về các chiếc răng này.
Răng hàm hay răng cối là những chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm. Chúng sẽ bao gồm răng số 4, 5, 6, 7, 8. Răng cối giúp xương hàm được cân đối và hỗ trợ khả năng ăn nhai. Nhờ đó mà thực phẩm dễ dàng được tiêu hóa, sức khỏe của cơ thể được duy trì.
Xét về kích thước thì răng hàm to hơn hẳn những chiếc răng khác. Răng có cấu tạo thành hai phần, gồm chân răng và thân răng. Phần ngăn cách giữa hai thành phần này được gọi là cổ răng.
Phần răng lộ ra bên ngoài mà bạn dễ dàng nhìn thấy sẽ được gọi là thân răng. Thân răng sẽ có 5 mặt, bao gồm mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và hai mặt bên. Chức năng nhai, nghiền nhỏ thức ăn sẽ được mặt nhai phụ trách thực hiện. Bên cạnh đó, phần chân răng sẽ nằm phía dưới cổ răng và được cắm sâu vào xương hàm để giúp răng đứng vững. Răng hàm thường sẽ có nhiều chân, khoảng 2 – 3 chân. Tùy vào từng vị trí cụ thể mà hướng mọc cùng số chân răng của răng hàm sẽ không giống nhau.
Thông thường, người trưởng thành sẽ khoảng 24 chiếc răng cối ở cả 2 hàm, tính luôn cả 8 chiếc răng khôn. Ngược lại, trẻ em thì chỉ có 8 chiếc răng hàm.
Xem thêm: Sơ đồ răng vĩnh viễn và số thứ tự răng trên cung hàm
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, thời gian răng hàm xuất hiện là khi trẻ được 6 tháng tuổi trở về sau. Các nhóm răng sẽ được mọc lần lượt, đầu tiên là răng cửa, răng cửa bên, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Mời bạn tham khảo thời gian mọc răng sữa cụ thể dưới đây:
Sau khi răng sữa được mọc đầy đủ, quá trình thay răng sẽ diễn ra. Thời gian sẽ rơi vào khoảng bé được 7 – 12 tuổi. Quá trình thay răng ở bé có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian trung bình. Trong giai đoạn này, cấu trúc răng miệng của trẻ đang thay đổi nên bé sẽ khá nhạy cảm. Bố mẹ cần chú ý hướng dẫn con cách vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh gặp tình trạng sâu răng. Từ đó không cần lo lắng trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không.
Tìm hiểu thêm: Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không?
Tùy vào nguyên nhân mà thắc mắc “trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?” sẽ được trả lời tương ứng. Tình trạng răng bị sâu ở trẻ có thể xuất hiện vì nhiều lý do. Trong số đó, nguyên nhân phổ biến nhất chính là việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý.
Khi dùng nhiều đồ ăn, mảng bám sẽ còn sót lại và tích tụ trên răng. Nếu quá trình vệ sinh răng miệng không được chú ý và thực hiện kỹ càng sẽ không loại bỏ được vi khuẩn. Từ đó khiến chúng tiếp tục phát triển, sinh sôi và gây ra sâu răng.
Bên cạnh đó, đường là những hoạt chất góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều thành phần này thì sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng. Các món đồ ngọt mà bé tiêu thụ có thể làm mảng bám trên răng tích tụ nhiều hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào răng. Từ đó làm răng xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt, gọi là sâu răng.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng quá trình mọc răng sữa chỉ là quá trình cần có trong quá trình phát triển của bé. Một thời gian sau, răng vĩnh viễn sẽ thay thế răng sữa. Do đó, nếu răng sữa bị sâu cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng của bé. Thế nhưng, đây là một nhận định hết sức sai lầm.
Gợi ý đọc thêm: Trẻ em thay bao nhiêu cái răng sữa?
Như đã được đề cập đến ở nội dung phía trên, răng cối có chức năng quan trọng trong việc nhai, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, khi răng hàm bị sâu, khả năng ăn nhai của bé sẽ bị ảnh hưởng. Thực phẩm không được nghiền nát sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, khi răng hàm bị sâu, cảm giác đau nhức răng sẽ kéo dài ở trẻ. Các bé sẽ trở nên biếng ăn, bỏ bữa nhiều hơn. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sức đề kháng của con. Đặc biệt là đối với các bé còn nhỏ, đang trong độ tuổi phát triển.
Ngoài ra, răng sữa có nhiệm vụ định hướng vị trí mọc của răng vĩnh viễn. Khi răng bị sâu nghiêm trọng, cấu trúc răng bị ảnh hưởng sẽ khiến răng rụng sớm hoặc được nha sĩ nhổ bỏ sớm. Việc này sẽ khiến phần nướu ở vị trí ấy dần khô lại và dày hơn. Do đó, răng vĩnh viễn sẽ mọc chậm hoặc có xu hướng mọc sai hướng, chìa ra ngoài hoặc chìa vào trong. Trường hợp này sẽ khiến tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong nhiều trường hợp, nếu răng bị sâu nghiêm trọng, vi khuẩn tích tụ ở vị trí răng bị sâu ngày càng nhiều. Chúng sẽ tấn công vào răng, gây viêm nhiễm tủy, khiến chân răng bị hoại tử.
Xem ngay: Nguyên nhân răng bé mọc lệch vào trong và cách khắc phục
Tình trạng răng hàm bị sâu ở trẻ nhỏ xảy ra khá phổ biến. Thông thường, những chiếc răng sữa khác sau khi rụng đi sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng hàm thì không giống như thế. Vậy trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Theo chuyên gia, điều này sẽ phụ thuộc vào vị trí của răng. Cụ thể như sau:
Răng hàm bao gồm các răng ở vị trí 4, 5, 6, 7, 8. Đối với chiếc răng số 4, 5 thì đây là những chiếc răng thuộc bộ răng sữa. Trong quá trình phát triển của bé, răng ở vị trí này thường sẽ rụng khi con trong độ tuổi 6 – 12 tuổi. Thời gian thay răng của trẻ có thể thay đổi tùy vào sức khỏe cũng như cơ địa của từng em. Thế nên nếu các chiếc răng cối nhỏ này bị rụng thì răng vĩnh viễn vẫn có khả năng mọc lên.
Ngoài ra, nếu tự nhổ bỏ răng số 4, 5 thì có thể dẫn đến tình trạng răng mọc chậm. Do đó nên khi thấy răng bị sâu, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu ngay: 14 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không?
Ngược lại với trường hợp trên, các răng ở vị trí răng 6, 7, 8 hay còn gọi là răng hàm lớn bị sâu và rụng mất thì sẽ không mọc lên nữa. Vì đây vốn là những chiếc răng vĩnh viễn. Chúng không nằm trong bộ răng sữa nên không được thay răng như những chiếc răng khác.
Răng số 6, 7, 8 đều là những chiếc răng mọc muộn hơn so với những chiếc răng khác. Đây là các chiếc răng cối lớn giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Bởi vì răng hàm lớn bị sâu, rụng đi sẽ không được mọc lại. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh của trẻ. Từ đó giúp con có được hàm răng chắc khỏe, cơ thể phát triển toàn diện trong tương lai.
Thông tin hữu ích: Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không?
Như vậy thắc mắc “trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?” đã được giải đáp. Răng số 4, số 5 chưa phải là răng vĩnh viễn. Răng cối ở hai vị trí này sẽ rụng trong thời gian bé thay răng sữa. Sau đó, răng vĩnh viễn sẽ xuất hiện mà không cần yếu tố nào tác động đến. Thế nên khi hai chiếc răng này bị sâu, bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, phụ huynh nên đưa con đến nha khoa để được điều trị sâu răng một cách triệt để.
Thế nhưng, trong trường hợp ngược lại, răng hàm lớn bị sâu thì phải xử lý như thế nào? Răng số 6, 7, 8 là những chiếc răng vĩnh viễn. Do đó nên việc răng bị sâu, gãy rụng và được thay thế bằng chiếc răng khác là điều không thể. Thế nên khi gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên cân nhắc phương pháp bọc sứ khi bé ở độ tuổi thích hợp. Bọc sứ được xem là kỹ thuật mang đến hiệu quả cao trong việc khôi phục răng bị mất. Không chỉ có độ bền cao, hỗ trợ khả năng ăn nhai mà răng sứ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng.
Như vậy, khi con gặp phải tình trạng sâu răng hàm, bạn nên cho trẻ đến nha khoa để được thăm khám để được xử lý. Nếu răng bị sâu nặng hoặc bị gãy rụng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị tạm thời, chờ đến khi con lớn thì sẽ tiến hành bọc răng sứ hoặc trồng răng Implant để khôi phục răng.
Khi nhận thấy răng hàm của trẻ bị sâu, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín để được thăm khám. Từ đó không còn lo lắng về vấn đề “trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?”. Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ là nơi điều trị sâu răng hàm cho bé an toàn, hiệu quả mà bạn có thể gửi gắm niềm tin. Bởi vì:
Nội dung ở bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?”. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhé!