Răng cấm bị sâu là tình trạng tổn thương, mất đi mô cứng men răng do vi khuẩn, mảng bám tồn đọng gây ra. Biểu hiện dễ thấy nhất là những lỗ li ti màu đen xuất hiện. Nếu để lâu, sẽ gây ra tình trạng ăn mòn, viêm nhiễm, hoại tủy kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu. Bé thường bị sâu răng cấm vì các lý do như sau:
Những chiếc răng cấm đóng vai trò thiết yếu đối với việc ăn nhai và ảnh hưởng đến cấu trúc của khuôn mặt. Vì thế, hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé để hạn chế tình trạng răng cấm bị sâu nặng.
Răng hàm có chức năng nghiền nát, đưa thực phẩm di chuyển xuống dạ dày và tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi bé bị sâu răng cấm sẽ gây đau nhức, tác động xấu đến quá trình ăn nhai. Thực phẩm không đến dạ dày, làm tăng áp lực của hệ tiêu hóa hơn. Thế nên, bệnh lý nha chu cũng là nguyên nhân hình thành các vấn đề về dạ dày, đường ruột,…
Bệnh sâu răng còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của trẻ em hằng ngày. Bé trở nên chán ăn, mệt mỏi, khó chịu vì cơn đau kéo dài liên tục. Thậm chí, một số trẻ còn bị mất ngủ, tinh thần uể oải, khó chịu. Chất lượng cuộc sống và học tập của bé cũng bị ảnh hưởng theo.
Vài trường hợp bé bị sâu răng do viêm tủy. Vi khuẩn lây lan nghiêm trọng, ảnh hưởng và hình thành các bệnh lý khác như: viêm nha chu, áp xe răng, nổi hạch,…. Răng hàm của trẻ bị sâu còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cả cơ thể. Cho nên, cha mẹ cần quan tâm và đưa bé đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt.
Răng cấm là răng số 6, 7 trên cung hàm của một người. Khi bé 6 – 7 tuổi, răng số 6 sẽ mọc lên. Còn răng số 7 lại mọc vào giai đoạn bé 11 – 13 tuổi. Chúng thường đảm nhiệm vai trò quan trọng để nghiền nát thức ăn. Đặc biệt, răng cấm khi mất đi sẽ không thể mọc lại. Vì thế, nhổ răng này được xem là giải pháp cuối cùng bác sĩ chỉ định. Một số trường hợp phải nhổ răng cấm như sau:
Trên đây là các trường hợp chỉ định nhổ răng cấm cho bé. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín thăm khám kỹ càng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của khách hàng, các bậc phụ huynh đưa ra quyết định phù hợp.
Để hạn chế tình trạng răng sâu cho bé, các bậc phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn trẻ cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng hiệu quả. Dưới đây là các cách phòng ngừa và điều trị sâu răng cho bé:
Tùy vào tình trạng răng miệng của bé mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với răng cấm bị sâu ở mức độ nhẹ, tiến hành tái khoáng men răng, giúp răng cửa chắc khỏe hơn. Răng trẻ sâu mức độ nặng, nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám men răng cho bé. Phương pháp này giúp bảo vệ mô răng và thực hiện cho cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Nếu răng của trẻ bị sâu, viêm tủy, bé sẽ được điều trị tủy triệt để rồi mới trám răng, tái tạo hình dáng.
Để phòng ngừa tình trạng sâu răng cho bé, cha mẹ nên hướng dẫn cách chăm sóc vệ sinh răng miệng cho con yêu. Hạn chế những thực phẩm nhiều đường, thêm thức ăn giàu canxi vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Song song đó, chải răng 2 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn, buổi tối và sáng.
Ở độ tuổi này, việc chăm sóc răng miệng chưa được chú trọng và quan tâm đúng cách. Vì thế, bậc phụ huynh nên thường xuyên nhắc nhở và cùng con chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Hơn nữa, cha mẹ nên đưa con thăm khám nha khoa 6 tháng/lần. Từ đó phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm và điều trị kịp thời triệu chứng bất thường.