Theo chuyên gia khuyến cáo, để có thể chủ động hơn trong quá trình chỉnh nha, bạn cần có sự chuẩn bị trước đó. Một số lưu ý khi niềng răng trong giai đoạn này mà bạn cần ghi nhớ là:
Trước khi tiến hành chỉnh nha, bạn cần đến nha khoa để thăm khám và chụp X-quang. Đồng thời, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và tạo mẫu hàm bằng thạch cao để mô phỏng hàm răng của người bệnh. Từ đó xác định tình trạng răng miệng cũng như mức độ sai lệch của răng.
Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho khách hàng. Trong trường hợp bạn mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy, viêm quanh cuống răng,… thì cần phải tiến hành điều trị triệt để trước khi niềng răng. Điều này không những giúp đảm bảo kết quả chỉnh nha mà còn hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm về sau.
Việc tìm hiểu trước các phương pháp niềng răng sẽ giúp bạn chủ động hơn về mặt kinh tế. Theo đó, bạn có thể lựa chọn một trong những kỹ thuật chỉnh nha trên thị trường hiện nay như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign.
Mỗi loại mắc cài sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Thế nên, tùy vào điều kiện, nhu cầu, sở thích, đặc thù công việc,… mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp nhất với bản thân. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, bạn có thể tự tìm hiểu thông qua mạng Internet hoặc xem đánh giá, review của người đi trước.
Nếu đã tìm hiểu qua các loại mắc cài nhưng vẫn phân vân không biết nên lựa chọn loại nào để thực hiện. Bạn nên nhờ vào sự trợ giúp của bác sĩ. Bởi lẽ, sau khi thực hiện khám tổng quát, các bác sĩ là người nắm rõ tình trạng răng miệng, mức độ lệch lạc của bạn nhất. Thế nên, dựa trên đó, họ sẽ tư vấn chính xác phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, bạn cần hỏi rõ về ưu, nhược điểm của từng phương pháp, chi phí thực hiện, thời gian chỉnh nha,… để nhận được giải đáp cụ thể từ bác sĩ. Việc nắm rõ những vấn đề nêu trên sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quát về quá trình niềng răng. Đồng thời, dễ dàng lựa chọn kỹ thuật phù hợp với mình nhất.
Yếu tố quan trọng nhất khi chỉnh nha là địa chỉ nha khoa thực hiện. Vì vậy, khi chọn một nơi để gửi gắm niềm tin, bạn cần xét trên các tiêu chí sau:
Ngoài ra, các yếu tố như: Phong cách phục vụ, giá thành, chính sách bảo hành,… cũng là những vấn đề cần lưu ý khi niềng răng.
Bên cạnh lưu ý trước khi niềng răng, bạn cũng cần “bỏ túi” một số vấn đề dưới đây sau khi chỉnh nha:
Việc chăm sóc răng miệng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo kết quả niềng răng. Cụ thể, bạn cần:
Khi niềng răng, bạn cần xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Đặc biệt là sau mỗi lần siết mắc cài, điều chỉnh lực kéo.
Việc thăm khám đúng hẹn với bác sĩ là điều cần thiết mà bạn cần tuân thủ. Thông qua mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, tiến độ dịch chuyển của răng. Từ đó điều chỉnh lực kéo phù hợp theo đúng phác đồ điều trị của khách hàng. Đồng thời, Các vấn đề phát sinh nếu có sẽ được phát hiện kịp thời và xử lý.
Trong một số trường hợp, do quá trình ăn uống và sinh hoạt, mắc cài bị bung rớt thì bạn cần chủ động đến nha khoa để khắc phục. Từ đó đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, tránh tình trạng răng chạy lại vị trí cũ.
Niềng răng là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Do đó, sau khi tháo mắc cài, bạn cũng cần thực hiện theo các khuyến cáo của bác sĩ:
Trải qua một thời gian niềng răng lâu dài, hàm và nướu phải chịu tác động bởi lực siết rất mạnh. Do đó, khi mới tháo mắc cài, răng chưa được cố định vững chắc ở vị trí mới. Thế nên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì. Từ đó giúp răng ổn định, tránh tình trạng răng trở lại như ban đầu.
Thông thường, hàm duy trì được chế tác từ nhựa y tế hoặc móc kim loại. Sản phẩm đảm bảo an toàn, lành tính và không kích ứng. Hàm duy trì cần được đeo liên tục từ 1-6 tháng, trung bình mỗi ngày cần đeo ít nhất 12 tiếng và có thể đeo ngay trong lúc ngủ. Tuy đây là bước quan trọng, thế nhưng nhiều người lại bỏ qua khiến cho kết quả chỉnh nha không được như ý.
Răng có thể bị tái lệch lạc nếu bạn vẫn giữ những thói quen xấu sau đây:
Tuy những thói quen xấu này khó bỏ, nhưng bạn cũng nên tập dần để hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng. Hơn thế nữa, việc loại bỏ tật xấu còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.